Năng lực phát triển du lịch của Việt Nam tụt hạng: Cục Du lịch Quốc gia lý giải ra sao?

MINH CHÂU 05/06/2024 02:30

Chỉ số năng lực phát triển du lịch của Việt Nam năm 2024 giảm 3 bậc, với điểm yếu là hạ tầng dịch vụ. Tuy nhiên, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho rằng kết quả này chưa phản ánh chính xác.

>>Du lịch Việt ở đâu trong bảng xếp hạng Đông Nam Á?

Mới đây, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã có đánh giá về chỉ số phát triển du lịch và lữ hành (TTDI), đáng chú ý là chỉ số xếp hạng tác động kinh tế - xã hội của du lịch Việt Nam đứng thứ 115/119 trên thế giới, gần cuối bảng xếp hạng.

Điểm yếu về hạ tầng hàng không, du lịch

Cụ thể, nếu chỉ số năng lực phát triển du lịch của Việt Nam năm 2019 xếp hạng 63/140 nền kinh tế (đạt 3,84 điểm), năm 2021 xếp hạng 56/117 nền kinh tế (đạt 4,0 điểm) thì đến năm 2024 chỉ đứng thứ 59/119, đạt 3,96/7 điểm trong bảng xếp hạng - giảm 3 bậc so với năm 2021. 

Trong đó, một số chỉ số trụ cột tụt hạng mạnh như Hạ tầng hàng không giảm 17 bậc; Sự bền vững về nhu cầu du lịch giảm 24 bậc. Hai chỉ số mới đều xếp hạng thấp: Mức độ mở cửa du lịch xếp hạng 80; Tác động kinh tế - xã hội của du lịch xếp hạng 115.

Đáng lưu ý, hạ tầng du lịch đang là điểm yếu nhất của du lịch Việt Nam khi chỉ đạt 2,2 điểm, xếp hạng 89/119 trên toàn thế giới. 

Năm nay, Việt Nam có 5 chỉ số tăng hạng gồm: Sức cạnh tranh về giá (tăng 4 bậc); Mức độ sẵn sàng về CNTT và truyền thông (tăng 3 bậc); Hạ tầng và Dịch vụ du lịch (tăng 4 bậc); Mức độ mở cửa du lịch (tăng 2 bậc); Y tế và vệ sinh (tăng 1 bậc).

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho hay, theo khung đánh giá mới, nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á năm nay cũng bị tụt hạng như Thái Lan giảm 12 bậc, Singapore giảm 4 bậc, Malaysia giảm 2 bậc, Campuchia giảm 1 bậc. Indonesia, Lào giữ nguyên hạng. Philippines tăng 1 bậc.

theo khung đánh giá mới, nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á năm nay cũng bị tụt hạng.

Theo khung đánh giá mới, nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á năm nay cũng bị tụt hạng trong đó có Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ 5 khu vực, sau Singapore (hạng 13), Indonesia (22), Malaysia (35), Thái Lan (47).

TTDI là bản nâng cấp của chỉ số Năng lực Cạnh tranh Du lịch của WEF, hai năm công bố một lần, đánh giá 119 nền kinh tế. Năm nay, bộ chỉ số dựa trên 5 nhóm chính (gồm môi trường hoạt động; chính sách và điều kiện hỗ trợ; cơ sở hạ tầng; động lực thúc đẩy nhu cầu du lịch và sự bền vững của du lịch), chia thành 17 chỉ số trụ cột và 102 chỉ số thành phần.

Một số phản ánh chưa đánh giá chính xác thực tế

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, chỉ trong 3 năm từ 2021-2024, WEF đã hai lần điều chỉnh chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu, cho thấy bộ chỉ số này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, từ đó ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng các chỉ số của mỗi nền kinh tế.

Cục Du lịch cho rằng việc chỉ số "Tác động kinh tế-xã hội của du lịch" của Việt Nam chỉ xếp hạng 115/119 gây bất ngờ, bởi du lịch luôn được đánh giá là điểm sáng trong nền kinh tế theo các báo cáo định kỳ của Tổng cục Thống kê.

"Kết quả xếp hạng chỉ số này chưa phản ánh thật sự chính xác tác động của du lịch Việt Nam đến phát triển kinh tế - xã hội, có thể do WEF chưa có đầy đủ dữ liệu thống kê cập nhật về du lịch Việt Nam", Cục Du lịch đưa thông tin.

Kết quả xếp hạng chỉ số này chưa phản ánh thật sự chính xác tác động của du lịch Việt Nam đến phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành du lịch cần phát triển thêm tour, sản phẩm hấp dẫn để du khách quốc tế tăng thời gian lưu trú tại Việt Nam.

Tương tự, chỉ số "Mức độ mở cửa du lịch" của Việt Nam xếp hạng 80, thuộc nhóm trung bình thấp của thế giới. Chỉ số này gồm 4 chỉ số thành phần, trong đó "Yêu cầu về thị thực nhập cảnh" được đánh giá dựa trên báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới về Độ mở Thị thực năm 2015 là đã lạc hậu, chưa phản ánh được sự cải thiện lớn về chính sách thị thực của Việt Nam vừa qua.

Từ ngày 15/8/2023, Việt Nam đã áp dụng chính sách cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước với thời hạn tạm trú được nâng từ 30 ngày lên đến 90 ngày; nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên đến 45 ngày cho công dân các nước được miễn thị thực vào Việt Nam.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết trong thời gian tới, ngành du lịch cần phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp đầy đủ số liệu cập nhật về du lịch Việt Nam cho WEF để đánh giá đúng tác động kinh tế - xã hội của du lịch, cũng như chính sách thị thực của Việt Nam.

Đối với một số chỉ số bị tụt hạng nhiều như chỉ số "Hạ tầng hàng không", cần kiến nghị ngành hàng không tiếp tục nâng cao năng lực phục vụ vận tải hành khách, cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng số lượng ghế cung ứng, mở rộng kết nối mạng bay trong và ngoài nước, giảm giá vé máy bay để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Để cải thiện chỉ số "Sự bền vững về nhu cầu du lịch", ngành du lịch cần phát triển thêm tour, sản phẩm hấp dẫn để du khách quốc tế tăng thời gian lưu trú tại Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu quanh năm để giảm tính mùa vụ của du lịch quốc tế. Phát triển thêm các điểm đến mới, điểm đến thứ cấp nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải tại một số trọng điểm du lịch.

Có thể bạn quan tâm

  • Du lịch Việt ở đâu trong bảng xếp hạng Đông Nam Á?

    01:00, 25/05/2024

  • Giải mã xu hướng du lịch hè của du khách Việt

    08:00, 01/06/2024

  • Đại biểu Quốc hội kiến nghị các giải pháp giảm giá vé máy bay, kích cầu du lịch

    02:30, 30/05/2024

  • Doanh nghiệp muốn hợp tác đầu tư dự án du lịch tại vùng núi Quảng Nam

    01:00, 30/05/2024

  • Đào tạo nhân lực cho du lịch cộng đồng Bắc Tây Nguyên

    12:06, 29/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Năng lực phát triển du lịch của Việt Nam tụt hạng: Cục Du lịch Quốc gia lý giải ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO