Nâng tỷ lệ nội địa hoá để hấp dẫn đầu tư nước ngoài

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam cần tăng cường năng lực công nghệ trong khoa học và sản xuất, giáo dục và phát triển tài năng địa phương, xây dựng chuỗi giá trị công nghiệp.

Đó là chia sẻ của ông Hironobu Kitagawa- Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội về tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực tự động hóa, robot.

Ông

Ông Hironobu Kitagawa- Trưởng đại Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội.

- Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng hợp tác giữa các công ty Nhật Bản với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực robot và tự động hóa?

Tăng trưởng về robot và tự động hóa được thúc đẩy bởi nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp bằng cách cải thiện hiệu quả và sự ổn định sản xuất, cũng như kiểm soát chi phí.

Để khuyến khích các nhà sản xuất có kế hoạch phát triển công nghệ sử dụng tự động hóa và robot trong dây chuyền sản xuất của họ, cần đảm bảo rằng các thông tin về máy móc, thiết bị được cập nhật một cách kịp thời.

Nhật Bản là một trong những nền kinh tế ứng dụng robot nhiều nhất trên thế giới về mức độ ứng dụng, tỷ lệ sử dụng robot so với con người trong ngành sản xuất và công nghiệp. Doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với daonh nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

- Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa vật liệu, linh kiện và phụ tùng của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 36,3%, trong khi tỷ lệ của Trung Quốc và Thái Lan lần lượt là 68 và 57%. Việt Nam nên làm gì để tăng tỷ lệ này để thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như tăng sức cạnh tranh,thưa ông?

Nội địa hóa khiến các nhà đầu tư Nhật Bản có thể đứng trước việc tăng chi phí và đối mặt với rủi ro cao hơn trong ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời, gây khó khăn trong việc duy trì các hoạt động sản xuất ở tầm trung và dài hạn của doanh nghiệp Nhật Bản khi hoạt động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam dự kiến sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ sự gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản xuất linh kiện trong nước, đặc biệt là trong ngành sản xuất. Và thực tế, tỷ lệ nội địa hóa Việt Nam đã tăng dần.

Điều cần thiết là Việt Nam nên tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và áp dụng các chính sách công nghiệp phù hợp để tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài nhằm mang lại sự tăng trưởng hơn nữa cho nền kinh tế Việt Nam.

Các yếu tố chính để hiện thực hóa sự tinh tế trong công nghiệp là tăng cường năng lực công nghệ trong khoa học và sản xuất, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực nội tại, xây dựng chuỗi giá trị công nghiệp.

- Những lĩnh vực mà các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhất ở Việt Nam là gì, thưa ông?

Những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Bởi Việt Nam đang nổi lên không chỉ là nơi sản xuất mạnh, cơ sở hạ tầng ổn định và chi phí lao động cạnh tranh so với các nước láng giềng, mà còn bởi vì đây là thị trường có tiềm năng đáng kể. Dự kiến nhu cầu trong nước sẽ tăng do tăng quy mô thị trường, tăng trưởng kinh tế ổn định và thu nhập cao hơn.

Các doanh nghiệp Nhật Bản bị thu hút bởi nguồn nhân lực và nhu cầu trong nước tại Việt Nam. Bởi đây đều là những thách thức mà doanh nghiệp Nhật Bản phải đối mặt khi hoạt động kinh doanh ở nước sở tại. Chính vì vậy, trong lĩnh vực sản xuất và chế biến, cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực sử dụng lao động và chi phí thuê đất thấp sẽ tiếp tục tăng.

- Xin cám ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nâng tỷ lệ nội địa hoá để hấp dẫn đầu tư nước ngoài tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713268431 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713268431 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10