Sự tăng cường của NATO về phía Đông cùng với chiến lược mới của Nga đã xung đột nhau tại Biển Đen.
>>Putin sẽ đưa nước Nga về đâu?
Mới đây các lực lượng của Nga đã đối đầu với tàu chiến của Anh và Hà Lan di chuyển qua vùng biển gần Bán đảo Crimea trên Biển Đen, Mỹ và EU đã lên tiếng cảnh báo Moscow phải rút quân khỏi khu vực biên giới gần Ukraine, đồng thời tuyên bố, nếu Nga tiến hành bất kỳ động thái quân sự nào, nước này sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng!
Những xung đột trên vùng biển này âm ỉ suốt nhiều thập kỷ, trên đó vẫn là cuộc đấu đá tranh giành giữa Nga và phe Âu - Mỹ. Biển Đen có vai trò vô cùng quan trọng với an ninh quốc phòng Nga, đây cũng là lý do để ông Putin “lấy” Crimea hồi năm 2014.
Việc kiểm soát bán đảo Crimea giúp Moscow chiếm thế thượng phong trong khu vực, đồng thời triển khai khả năng phòng thủ của hạm đội Sevastopol, ngăn ngừa NATO mở rộng ảnh hưởng về Đông Âu.
Một điểm nóng khác nổi lên trong vùng là Ukraina, nước này ngỏ ý gia nhập NATO, nếu việc này thành hiện thực, phương Tây sẽ có thêm căn cứ quân sự sát biên giới Nga. Nỗi ám ảnh về phương Tây từ vài thập kỷ trước vẫn chưa nguôi ngoai trong ký ức giới chính trị cấp cao xứ bạch dương.
Vì vậy, Nga tìm mọi cách kìm hãm Ukraina, xây đường ống dẫn dầu North Stream 2 trực tiếp nối với Đức và đường ống dẫn dầu thẳng sang Thổ Nhĩ Kỳ - được xem là bước đi phế bỏ vai trò trạm trung chuyển năng lượng mỗi năm kiếm nhiều tỷ USD của Kiev.
Trong một phát biểu vào ngày 18/11, Tổng thống V. Putin khẳng định: “Nga đang sử dụng quân sự để buộc phương Tây phải tôn trọng các lợi ích của Nga trong khu vực”.
>>Putin và thông điệp của nước Nga
Để đối phó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhanh chóng tập hợp các đồng minh Châu Âu, tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đen, đầu tháng này Hạm đội 6 của Mỹ đã tập trận với các đồng minh NATO khiến Nga đáp trả bằng hành động tương tự.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia bên bờ đối diện với Nga cho rằng, “Putin có thể biến vùng biển này thành cái hồ của mình”. Ở góc độ nào đó, cục diện Biển Đen khá giống với Biển Đông.
Nước Mỹ với tư cách là “ông trùm” khối NATO, có nhiệm vụ cùng liên quân với các thành viên ở châu Âu bảo vệ hòa bình, ổn định theo thỏa thuận, mặt khác sự hiện diện của Washington cũng để răn đe Kremlin xuống thang các hàng động quân sự như đã từng với Crimea.
Nga có dấu hiệu trỗi dậy một lần nữa ở thời kỳ hậu Xô viết, điều này sẽ khiến quan hệ tổng thể với phương Tây khó được cải thiện. Chiến địa Biển Đen sẽ còn “nóng” hơn trong tương lai gần.
Có thể bạn quan tâm