Nga “nghênh chiến” với trần giá dầu

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 04/01/2023 04:30

Màn so kè dầu mỏ Nga - phương Tây gay gắt hơn vào những ngày đầu tiên của năm mới 2023 khi Tổng thống Putin có hành động trả đũa.

Tổng thống Putin đã thông qua lệnh không bán dầu cho những quốc gia ủng hộ trần giá dầu của Nga

Tổng thống Putin đã thông qua lệnh không bán dầu cho những quốc gia ủng hộ trần giá dầu của Nga

>>Nước cờ “độc” của phương Tây với dầu mỏ Nga

Một lần nữa, Tổng thống Putin và nước Nga tỏ ra không khuất phục trước đòn trừng phạt nhằm vào ngành công nghiệp chủ chốt của họ. Ngay sau khi trần giá dầu vận chuyển bằng đường biển 60 USD/thùng có hiệu lực vào ngày 5/12/2022, Kremlin hạ lệnh không bán dầu cho tất cả những khách hàng tán đồng quan điểm của nhóm G7.

Mức trần đã được đặt gần với giá dầu mỏ hiện tại của Nga, nhưng thấp hơn nhiều so với giá mà Nga có thể bán dầu trong phần lớn năm 2022. Nhờ lợi nhuận năng lượng bất ngờ, Moscow bù đắp tác động của các lệnh trừng phạt tài chính.

Cú phản đòn của Kremlin sẽ tạm dừng việc bán dầu thô cho các quốc gia tham gia áp dụng trần giá từ ngày 1/2 đến ngày 1/7 năm 2023. Lệnh cấm riêng biệt đối với các sản phẩm dầu tinh chế như xăng và dầu diesel sẽ có hiệu lực từng thời điểm do chính phủ ấn định. Ông Putin sẽ có quyền bác bỏ các biện pháp trong những trường hợp đặc biệt.

Áp trần giá dầu là biện pháp cấm vận kinh tế chưa từng có, ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa phương Tây và Liên Xô nhằm mục đích làm tê kênh kinh tế chủ đạo của nhà nước Nga và các nỗ lực quân sự của Moscow ở Ukraine - mà không làm đảo lộn thị trường bằng cách thực sự ngăn chặn nguồn cung của Nga.

Ảnh hưởng của giá dầu ở mức thấp có thể làm thâm hụt ngân sách Nga khoảng 2% trong tổng GDP 1.800 tỷ USD. Tuy vậy, mức trần sẽ có ít tác động ngay lập tức đến doanh thu từ dầu mỏ mà Moscow đang kiếm được, vì giá dầu của Nga đã giảm xuống gần mức đó.

Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, và bất kỳ sự gián đoạn thực sự nào đối với hoạt động bán hàng của nước này sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng đối với nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Năm 2023 là một năm mà châu Âu sẽ bị thử thách cực đại về an ninh năng lượng. Câu hỏi rất được quan tâm lúc này là “lục địa già” tìm nguồn cung ở đâu sau quyết định cứng rắn của Moscow?

Châu Âu sẽ tìm nguồn cung dầu ở đâu?

Châu Âu sẽ tìm nguồn cung dầu ở đâu?

Họ sẽ mua dầu trên thị trường xám, từ những quốc gia không tham gia lệnh trừng phạt, cũng như từ những đại tập đoàn năng lượng ở Mỹ, Hà Lan, Pháp, Anh có mối quan hệ bao trùm, thông qua những kênh lưu chuyển bí mật.

Trung Quốc bắt đầu nâng hạn ngạch bán dầu cho châu Âu, đây là kết quả ngoài sức tưởng tượng sau hai thập kỷ xoay chuyển từ một nền kinh tế nhập siêu dầu mỏ trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ. Trên thực tế, Bắc Kinh đã xuất cảng 39 triệu tấn dầu trong năm 2022.

Trung Quốc được cho sẽ bán dầu với liều lượng tăng dần sau khi lấp đầy kho dự trữ chiến lược. Một mặt, họ kiếm lời nhờ giá mua vào từ Nga rất rẻ; mặt khác Trung Quốc bắt đầu thể hiện vai trò của mình trên thị trường năng lượng toàn cầu. Đây là điều mà các chuyên gia dự báo từ trước.

Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia sở hữu nguồn cung dầu phong phú nhất. Phương Tây càng tăng cường trừng phạt, dầu Nga càng chảy mạnh sang châu Á. Các quốc gia sở hữu mỏ dầu lớn ở Trung Đông như Iran, Saudi Arabia, Qatar đã bắt tay làm ăn lâu dài với Bắc Kinh.

Có một thực tế rằng, dù châu Âu và Nga tuyệt giao năng lượng nhưng phần lớn dầu đang sử dụng trên thế giới đều đến từ Nga và Trung Đông. Chỉ là bằng cách này hay cách khác mà thôi!

Có thể bạn quan tâm

  • Áp trần giá dầu Nga: Ai hơn, ai thiệt?

    Áp trần giá dầu Nga: Ai hơn, ai thiệt?

    03:30, 07/12/2022

  • EU áp trần giá dầu 60 USD/thùng có làm khó Nga?

    EU áp trần giá dầu 60 USD/thùng có làm khó Nga?

    04:30, 06/12/2022

  • Áp trần giá dầu Nga khó

    Áp trần giá dầu Nga khó "hạ nhiệt" giá dầu

    11:26, 16/09/2022

  • "Cú sốc" nào cho thị trường nếu Nga bị áp trần giá dầu?

    04:30, 22/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nga “nghênh chiến” với trần giá dầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO