Nga vỡ nợ nước ngoài: Đâu là lối thoát hiểm cho Putin?

Diendandoanhnghiep.vn Nga vỡ nợ về mặt kỹ thuật do không có kênh thanh toán, thực tế dự trữ ngoại hối Moscow khoảng 650 tỷ USD bị "đóng băng" tại các nhà băng châu Âu.

Kinh tế Nga bắt đầu

Kinh tế Nga bắt đầu "ngấm đòn" các lệnh trừng phạt củ Mỹ và phương Tây (Ảnh: Reuters)

>> Putin đưa kinh tế Nga vào vòng tay Trung Quốc!

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) ngày 26/6 phát đi thông báo “Nga chính thức vỡ nợ” nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918 do không thể thanh toán khoản lãi suất trái phiếu trị giá 100 triệu USD phát hành bằng ngoại tệ.

Tổng số nợ trái phiếu Chính phủ Nga ước tính khoảng 40 tỷ USD, một nửa trong số này do nhà đầu tư ngoại nắm giữ. Nhiều nhà băng ở châu Âu đang nắm giữ khoảng 640 tỷ USD tiền gửi của Nga, tất cả bị “đóng băng” hoàn toàn.

Các tổ chức đánh giá và xếp hạng tài chính quốc tế căn cứ vào thực tế trên để kết luận Nga đã vỡ nợ nước ngoài; còn phía Nga lên tiếng phản pháo bởi lý do Moscow có rất nhiều tiền nhưng phương Tây cấm vận không cho giao dịch. Như vậy, đây chỉ là vụ vỡ nợ mang tính kỹ thuật.

Nhưng theo luật chơi của các tổ chức tài chính quốc tế, các chỉ số đánh giá năng lực tài chính được thừa nhận là căn cứ xét duyệt khả năng tiếp cận thị trường vốn toàn cầu. Như vậy với việc bị tuyên bố vỡ nợ nước ngoài, Nga sẽ phải đối mặt với chi phí vay nợ cao hơn trong một thời gian dài sắp tới.

Từ cú “vỡ nợ kỹ thuật” lần này, ông Putin buộc phải tính toán lối thoát nếu không muốn bị các tổ chức phương Tây đánh tụt xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Khả năng Moscow tự xoay xở thiết lập hệ thống tài chính mới là không khả thi, do mất nhiều thời gian.

Liệu Putin một lần nữa lại sử dụng dầu thô và khí đốt một cách thao lược? Từ việc yêu cầu thanh toán mua năng lượng bằng đồng ruble, Nga yêu cầu mở tài khoản tại các ngân hàng của mình, sử dụng kênh này để giao dịch.

Trong tình hình khủng hoảng thiếu dầu thô như hiện nay, khả năng hoán đổi các khoản nợ bằng dầu mỏ và khí đốt là hoàn toàn khả thi. Bởi châu Âu và Mỹ đang lao đao chống lạm phát, suy thoái do giá xăng mất kiểm soát.

Kịch bản tối ưu nhất đối với Nga là dựa vào Trung Quốc, sử dụng hệ thống thanh toán CIPS. Tuy vậy, Nga phải “quá cảnh” sang đồng Nhân dân tệ để thực hiện giao dịch quốc tế. Hơn nữa, đồng tiền Trung Quốc chưa được chấp nhận rộng rãi như USD và Euro.

Trong khi đó CIPS mới có khoảng 1.300 thành viên, chủ yếu là các cá nhân và tổ chức ở Trung Quốc và xử lý khoảng 13.000 giao dịch mỗi ngày. Khối lượng giao dịch qua CIPS rất khiêm tốn so với SWIFT, với 11.000 thành viên và 42 triệu giao dịch mỗi ngày. Do đó, phương án Nga dựa vào CIPS để giao dịch quốc tế cũng không khả thi.

Lệnh cấm vận của phương Tây khiến Nga có tiền nhưng không tiêu được!

Lệnh cấm vận của phương Tây khiến Nga rơi vào tình cảnh có tiền nhưng không tiêu được!

Moscow rơi vào tình thế có tiền không tiêu được, sự việc này để lại hệ quả nghiêm trọng hơn những gì biểu hiện bề mặt có vẻ đơn giản. Thực chất, đây chỉ là một trong rất nhiều vấn đề mà Nga bắt đầu đối diện.

Với 8.000 lệnh cấm vận, kinh tế Nga được dự báo sẽ “ngấm đòn” nặng trong vòng từ 5 - 10 năm. Ví dụ, Nga bị tước bỏ nguyên tắc tối huệ quốc khiến hàng hóa Nga bị đánh thuế vô tội vạ khi xuất khẩu ra nước ngoài, bản thân Moscow không thể khiếu nại.

Hay như Nga bị đẩy ra khỏi các định chế quốc tế khiến con đường quay trở lại của Nga rất gian nan. Các tập đoàn đa quốc gia đã và đang tìm cách thoát khỏi Nga để lại khoảng trống khó khỏa lấp với nền kinh tế mà nội lực chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và xuất khẩu.

Trên mặt trận chính, chiến sự Nga - Ukraine không có dấu hiệu xuống thang, xung đột đã lan tới miền Trung, thành phố Kremenchuk bị tấn công bằng tên lửa. NATO tăng quân số từ 40.000 lên 300.000 đặt trong tình trạng “khẩn cấp” bảo vệ các quốc gia Baltic.

Lãnh đạo các nước NATO họp Thượng đỉnh ở Tây Ban Nha hôm thứ 3 tuần này để bàn về “cuộc cải cách toàn diện khả năng phòng thủ tập thể”, xác định Nga là mối đe dọa trực tiếp.

Mọi diễn biến chính trị, quân sự, kinh tế đều căng thẳng, phương Tây không ngừng gia tăng sức ép với Nga; Putin mong chờ khoảnh khắc vũ khí năng lượng khiến đối phương gục ngã.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nga vỡ nợ nước ngoài: Đâu là lối thoát hiểm cho Putin? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713430970 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713430970 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10