"Ngấm đòn" với khống chế chi phí lãi vay

H.Minh 14/12/2018 12:05

Sau hơn 1 năm có hiệu lực pháp luật, nhiều doanh nghiệp đã thực sự "ngấm đòn" với quy định khống chế chi phí lãi vay không vượt quá 20% tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tại Nghị định 20/2017.

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, chi phí vốn chiếm phần rất lớn trong chi phí hoạt động của doanh nghiệp và phần này đáng lẽ không phải đóng thuế. Nếu khống chế trần như thế này doanh nghiệp phải đóng thuế rất nhiều.

p/Nếu khống chế trần lãi vay 20% doanh nghiệp phải đóng thuế rất nhiều.

Nếu khống chế trần lãi vay 20% doanh nghiệp phải đóng thuế rất nhiều.

Doanh nghiệp nhỏ bất lợi

Nghị định 20/2017 quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Theo đó, "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay....".

Theo bà Đinh Mai Hạnh, Phó Tổng giám đốc tư vấn thuế, Công ty Deloitte Việt Nam, việc áp dụng mức khống chế chi phí lãi vay trong Nghị định 20 được tham chiếu đến chương trình Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) đối với các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế, quy định này đang tác động lớn đến các tập đoàn tư nhân trong nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn. Đơn cử như để thực hiện các dự án cần nguồn vốn lớn nhưng các công ty thành viên của các tập đoàn, tổng công ty trong nước thường không đủ năng lực để được vay vốn từ các ngân hàng thương mại mà phải huy động vốn tại công ty mẹ.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản phân tích, theo quy định tại Nghị định 43/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, doanh nghiệp có quyền vay hoặc huy động vốn để triển khai dự án với tỷ lệ 80 - 85%. Với tỷ lệ vốn vay này chi phí lãi vay trên tổng lợi nhuận có thể cao hơn tỷ lệ chi phí lãi vay theo Nghị định 20. Như vậy, Nghị định 20 có sự không thống nhất với Nghị định 43 về tỷ lệ vốn vay được phép huy động. Quy định này đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn.

Có thể bạn quan tâm

  • Áp trần chi phí lãi vay 20%: Làm khó doanh nghiệp

    Áp trần chi phí lãi vay 20%: Làm khó doanh nghiệp

    15:30, 27/11/2018

  • Doanh nghiệp tiếp tục “phàn nàn” về việc áp trần lãi vay 20%

    Doanh nghiệp tiếp tục “phàn nàn” về việc áp trần lãi vay 20%

    03:30, 28/11/2018

Cơ quan thuế sẽ cân nhắc

Trả lời báo chí gần đây, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, cơ quan thuế đang lắng nghe và tìm cách tháo gỡ cho doanh nghiệp đối với quy định khống chế chi phí lãi vay 20%. Với quy định chi phí lãi vay không được vượt quá 20% (lợi nhuận trước thuế, chưa tính lãi vay và khấu hao - chỉ số Ebitda), đây là chỉ tiêu để các doanh nghiệp có thể so sách được với nhau về cơ cấu vốn, tài sản. Có những doanh nghiệp lãi trước thuế với chỉ số Ebitda rất cao, nhưng báo cáo tài chính thể hiện doanh nghiệp vẫn lỗ vì khấu hao quá nhiều, vay vốn quá nhiều (kết quả cuối cùng vẫn âm). Trong khi đó, có những doanh nghiệp lãi trước thuế, trước khấu hao, trước lãi vay ở mức vừa phải, nhưng do quản trị tài chính tốt, có vốn đầy đủ, cơ cấu tài sản hợp lý, không lãng phí tài sản thì lãi thực của họ rất cao.

Chỉ số Ebitda đã được thế giới sử dụng từ lâu, trong khi chúng ta sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau về ngành nghề, địa bàn, cơ cấu vốn có thể gặp nhau ở điểm chung nhất là lãi ban đầu (lãi thuần) chưa tính đến các yếu tố về vốn là bao nhiêu. Yếu tố này rất quan trọng cho những người làm chính sách, cũng như người quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán rất quan tâm. Chúng tôi luôn tiếp thu, cầu thị và đề nghị doanh nghiệp cung cấp thêm thông tin liên quan. - ông Phụng chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Ngấm đòn" với khống chế chi phí lãi vay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO