Ngân hàng lãi đậm, cổ đông chê tiền thích cổ phiếu, vì sao?

HÀ PHƯƠNG 30/03/2021 06:27

Từ nửa cuối tháng 3, các ngân hàng đã bắt đầu nhộn nhịp chuẩn bị vào cao điểm mùa Đại hội cổ đông(ĐHĐCĐ). Với 01 năm lãi lớn của ngành, nhiều cổ đông đã tỏ ra chê tiền thích cổ phiếu.

Chia cổ tức cao tăng vốn

Cho đến thời điểm này nhiều ngân hàng đã công bố chia cổ tức khá cao. Điển hình là ngân hàng TMCP ViettinBank (CTG) Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB); Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB); Ngân hàng TMCP VIB. Các ngân hàng dự chia với tỷ lệ khá lớn 20-30%.

Ban Lãnh đạo Ngân hàng OCB đang trình phương án chia 25% cổ tức cho cổ đông

Ban Lãnh đạo Ngân hàng OCB đang trình phương án chia 25% cổ tức cho cổ đông

Cụ thể, ĐHĐCĐ thường niên vừa qua của BIDV đã thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,2%. Đối với Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước này thì đây đã là mức chia rất cao so với những năm trước.

BIDV sẽ lấy ý kiến cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ năm 2021. Cụ thể, BIDV muốn tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng lên 48.524 tỷ đồng, tương đương tăng 20,6%. Phương án tăng vốn gồm phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%). Thời gian thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến trong quý III và quý IV/2021.

Ngân hàng cũng dự kiến chào bán thêm 8,5% vốn phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tương đương 8,5% vốn điều lệ. Thời gian dự kiến trong giai đoạn 2021-2022 sau khi được chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tính đến cuối năm 2020, hệ số CAR của BIDV chỉ ở mức 8%, mức tối thiểu theo quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Việc chào bán cổ phần riêng lẻ và chia cổ tức bằng cổ phiếu với BIDV trong giai đoạn này là rất cấp bách.

Tương tự, cổ đông của MSB và VIB cũng đã đồng ý phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ lần lượt là 30 và 40%.VietinBank dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ năm 2021 vào ngày 16.4.2021. Trước đó, ĐHĐCĐ VietinBank đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỉ lệ 5% theo mệnh giá, tương đương cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 500 đồng.

Sau khi trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt, lợi nhuận giữ lại của VietinBank còn hơn 3.886 tỉ đồng. Khoản tiền này cùng toàn bộ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ của năm 2017 - 2018 sẽ được dùng làm nguồn trả cổ tức bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ cho ngân hàng.

Cổ đông VietinBank đã thông qua phương án phát hành hơn 1,07 tỉ cổ phiếu, tương đương xấp xỉ 28,79% số cổ phần đang lưu hành, để trả cổ tức.

Tại ĐHĐCĐ thường niên của MSB để tăng vốn điều lệ để đạt mốc trên 1 tỷ USD. Sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% trong năm 2021, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ đạt hơn 15.000 tỷ đồng. Lãnh đạo MSB cho rằng, những năm tiếp theo ngân hàng có thể tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% hàng năm; như thế vốn điều lệ của ngân hàng sau 3 năm có thể cán mốc 1 tỷ USD.

Tại Ngân hàng OCB, cũng rục rịch chuẩn bị ĐHĐ cổ đông và dự kiến chia 25% cổ tức trong năm 2020 và tiếp tục bán vốn cho nhà đầu tư ngoại… Ngoài các ngân hàng trên, nhiều ngân hàng khác cũng muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ khá cao: SHB dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20,5% trong đó 10% cho năm 2019 và 10,5% cho năm 2020. ACB cũng sẽ trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%...

Ôm cổ phiếu thích hơn ôm tiền

Khác mọi năm trước cổ đông thích ôm tiền, riêng năm 2021 thì tình thế hoàn toàn khác, các cổ đông thích ôm cổ phiếu. Theo ông Nguyễn Trí Hiếu mùa ĐHCĐ năm nay diễn ra khá thuận buồm xuôi gió và các cổ đông đều dễ dàng được thông qua các kế hoạch của Ban Lãnh đạo Ngân hàng. Bởi thay vì chất vấn về chuyện cổ tức như những năm trước, năm nay, các vấn đề được ưu tiên tại đại hội chủ yếu xoay quanh kế hoạch kinh doanh, làm thế nào để ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn, sử dụng vốn hiệu quả hơn…Thậm chí nhiều cổ đông còn muốn ngân hàng tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu trong những năm tiếp theo để tăng vốn nhanh.

Lãi trước thuế của các Ngân hàng niêm yết trong năm 2020

Lãi trước thuế của các Ngân hàng niêm yết trong năm 2020

Các ngân hàng ưu tiên phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu hơn tiền mặt bởi việc này sẽ giúp ngân hàng bổ sung được lượng vốn điều lệ khá lớn, giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh và nếu kinh doanh tốt thì đương nhiên đem về nhiều lợi nhuận hơn. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước ngoài xem xét chất lượng tài sản, còn dựa vào tiềm lực vốn của từng ngân hàng để cấp hạn mức tín dụng phù hợp. Những ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao cũng sẽ được ưu tiên hơn.

Tại BIDV, dự kiến sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm gần 5.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ của VIB cũng tăng mạnh 4.500 tỷ lên hơn 15.500 tỷ đồng. Còn MSB dự kiến vốn điều lệ tăng thêm hơn 3.500 tỷ, và nguồn vốn này sẽ được sử dụng bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu; nâng cấp chi nhánh phòng giao dịch.

Lý do các cổ đông ngân hàng tiếp tục mong chia cổ tức bằng cổ phiếu còn có 01 nguyên nhân, đó là bất chấp dù ảnh hưởng của COVID-19, các ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận ấn tượng, vượt mục tiêu trong năm 2020. Năm 2021 ngành ngân hàng tiếp tục trình cổ đông kế hoạch tăng trưởng cao như MSB đặt mục tiêu tăng 30%, BIDV tăng 40%... hứa hẹn những thông tin "đòn bẩy" cho giá trị cổ phiếu được chia đến tay cổ đông.

Song song đó, theo ông Nguyễn Giá, một nhà đầu tư, còn do cổ phiếu của nhiều ngân hàng hiện đang tăng thị giá mạnh với thanh khoản cao. Chẳng hạn, kể từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu CTG đã tăng khoảng 30%, VIB tăng 40%, MSB tăng hơn 25%, OCB tăng gần 20%, ACB và TCB tăng hơn 20%, MBB tăng gần 25%... Nhà đầu tư, cổ đông ngân hàng kỳ vọng đây chính là năm mà nếu được nhận cổ phiếu từ cổ tức được chia, cổ đông ngân hàng sẽ có cơ hội nhân giá trị danh mục hoặc hiện thực hóa lợi nhuận vượt dự phóng.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu ngân hàng cổ phần tư nhân

    Cổ phiếu ngân hàng cổ phần tư nhân "dẫn sóng"

    04:37, 31/12/2020

  • Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục

    Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục "dẫn sóng"?

    04:00, 18/12/2020

  • Chứng khoán đảo chiều, cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh sâu

    Chứng khoán đảo chiều, cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh sâu

    04:23, 29/10/2020

  • P/B về 1, cổ phiếu ngân hàng có hấp dẫn?

    P/B về 1, cổ phiếu ngân hàng có hấp dẫn?

    10:00, 17/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngân hàng lãi đậm, cổ đông chê tiền thích cổ phiếu, vì sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO