Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc "cứu" CNY như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Theo The Wall Street Journal, vừa qua Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sử dụng công cụ phái sinh hoán đổi ngoại hối để điều tiết tỷ giá đồng nhân dân tệ (CNY).

Giao dịch hoán đổi ngoại hối - FX swap

Một giao dịch FX swap cơ bản sẽ có hai yếu tố. Thứ nhất là bán (hoặc mua) một đồng tiền với tỷ giá thị trường hiện tại (tỷ giá giao ngay). Thứ hai, đồng thời với với hoạt động nói trên, sẽ thực hiện giao dịch ngược lại là mua (hoặc bán) đồng tiền đó với tỷ giá thỏa thuận cho một thời kỳ nhất định (tỷ giá kỳ hạn).

Đồng nhân dân tệ (CNY) hiện đang tụt dốc nhưng vấn đề là PBoC lại không muốn đồng nội tệ của mình biến động vượt khỏi tầm kiểm soát, trong khi lại không muốn mất USD dự trữ để mua vào CNY. Do đó, PBoC đã thực hiện các giao dịch FX swap.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sử dụng FX swap như một công cụ để làm tăng giá đồng nội tệ

Cụ thể, PBoC mua USD từ các định chế tài chính nội địa với tỷ giá giao ngay, đồng thời cam kết bán hợp đồng kỳ hạn USD cho các ngân hàng thương mại này. Việc PBoC cam kết bán số lượng lớn USD trên các hợp đồng kỳ hạn có tác dụng làm cho nguồn cung USD có kỳ hạn tăng lên, làm cho tỷ giá giao ngay tương lai của USD yếu đi. Trong nghiệp vụ này, không có đồng tiền dự trữ ngoại hối nào mất đi trong FX swap. Điều này giúp cho CNY mạnh lên.

Hiệu ứng ngược là kỳ vọng về CNY mạnh lên trong tương lai sẽ tác động trở lại vào tỷ giá giao ngay hiện thời, góp phần làm cho niềm tin vào CNY tăng lên, hay chí ít cũng không làm CNY mất giá quá mức ngoài tầm kiểm soát của PBoC. FX swap theo cách này đã làm cho CNY mạnh lên thay cho việc PBoC phải tăng lãi suất hoặc/và bán ra dự trữ ngoại hối. FX swap còn phát đi tín hiệu đến những ai bán khống CNY, rằng họ phải trả giá nếu CNY lên giá sau đó. Nếu thuyết phục thị trường tin vào điều này, phải chăng PBoC đang phát đi tín hiệu CNY sẽ không bị mất giá nhiều hơn nữa từ nay đến cuối năm?

Công cụ hữu dụng của các ngân hàng Trung ương

Trong những giai đoạn khủng hoảng, nhiều NHTW cố tình bán USD với tỷ giá kỳ hạn “mềm”, tức bán rẻ hơn tỷ giá USD so với đồng nội tệ. Việc bán USD kỳ hạn có tính toán này với chủ đích làm tăng tỷ suất sinh lợi, được coi như có lợi cho những ai dám bán ngoại tệ cho ngân hàng trung ương và gửi tiền vào các ngân hàng thương mại hoặc đầu tư vào trái phiếu chính phủ. FX swap hiểu theo cách này, rõ ràng có tác dụng khuyến khích các định chế tài chính có nguồn thu bằng USD (hoặc vay USD ở nước ngoài) bán lại để nhận đồng nội tệ và đầu tư trở lại vào nền kinh tế.

Ngoài ra, đối với các quốc gia điều hành tỷ giá theo cơ chế linh hoạt, FX swap không những là công cụ không thể thiếu của cơ chế điều hành tỷ giá, mà còn là công cụ hữu hiệu giúp các NHTW bảo vệ dự trữ ngoại hối, giảm tính bất ổn cao của tỷ giá, duy trì sự ổn định hệ thống tài chính.

Trong bối cảnh các nhà đầu tư tìm cách rút vốn ra nước ngoài, FX swap còn giúp cải thiện tính thanh khoản của thị trường tiền tệ. Bởi vậy, các NHTW đã dùng FX swap như là một công cụ của chính sách tiền tệ để hãm đà mất giá quá mức của đồng nội tệ, nhất là trong thời điểm chiến tranh thương mại căng thẳng như hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc "cứu" CNY như thế nào? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711630152 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711630152 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10