Ngân hàng “phòng thủ” với bất động sản

Diendandoanhnghiep.vn Sau vụ Tân Hoàng Minh và FLC, nhiều ngân hàng có thể xem xét xử lý sớm tài sản đảm bảo (TSĐB) của nhiều khoản nợ đã bị khoanh vùng xấu.

Kiểm soát bộ ba tạo vòng xoáy giá đất: Điểm "trúng huyệt", tiếp tục thực hiện dài hạn

Cùng với đó, nhiều ngân hàng cũng đang rà soát và siết lại hoạt động cấp tín dụng cho vay bất động sản.

 Cơ cấu mua trái phiếu của các ngân hàng thương mại năm 2021.

Cơ cấu mua trái phiếu của các ngân hàng thương mại năm 2021.

Xử lý rủi ro phát sinh

Trong khi Tân Hoàng Minh cho biết sẽ sớm hoàn trả cho nhà đầu tư số tiền đã mua trái phiếu trong 9 lô trị giá 10.300 tỷ đồng đã bị hủy bỏ sau 5 ngày (tức sẽ rơi vào tuần này), thì gần như ngay sau đó, Ngân hàng SHB đã rao bán khoản nợ của một công ty trong nhóm Tân Hoàng Minh với TSĐB là quyền tài sản, tài sản và lợi ích khác liên quan đến 45 căn hộ chung cư thuộc dự án D'Palaisdelouis của tập đoàn này. Đó là TSĐB cho khoản vay của Công ty CP Hạ tầng cảnh quan Green - Art tại chi nhánh SHB Vĩnh Phúc.

Tương tự, BIDV, Sacombank, NCB… cũng đã khẳng định hoạt động của FLC và nghĩa vụ trả nợ của tập đoàn này là bình thường, nhưng không loại trừ khi có rủi ro phát sinh, họ sẽ thanh lý TSĐB để thu hồi vốn.

Thực tế trên có thể mới chỉ là khởi đầu của việc xử lý TSĐB của các khoản nợ có thể phát sinh rủi ro liên quan đến các tập đoàn nói trên, và mở rộng có thể là các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro cao của một số đơn vị gắn với trái phiếu riêng lẻ khác.

Từ vốn rẻ đến dòng tiền... lười và tham

Lo “phòng thủ” quá đà

Tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, các ngân hàng đang lo ngại những nhà băng có các khoản vay liên quan đến các chủ nợ nói trên, hoặc tỷ lệ nắm giữ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), trong đó có trái phiếu bất động sản cao, có thể sẽ bị xem xét “co” lại tốc độ tăng dư nợ tín dụng.

Theo thống kê của SSI Research, trong số 15 NHTM lớn với tổng dư nợ tín dụng khoảng 75% thị phần tín dụng toàn hệ thống (không tính Agribank), tổng số dư TPDN mà các NHTM đầu tư tại 31/12/2021 khoảng 214 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng bình quân đầu tư TPDN trong tổng tín dụng của các NHTM này giữ nguyên ở mức 3,1%. Các NHTM sở hữu lượng TPDN lớn nhất tại cuối năm 2020 là TCB, MBB, VPB, TPB. Đây cũng là các nhà băng đã rục rịch có động thái siết cho vay địa ốc, điển hình là TCB.

Ngoài ra, một chuyên gia lưu ý Chỉ thị của NHNN còn yêu cầu cả các TCTD kiểm soát cấp tín dụng với mục đích đấu giá đất. “Chỉ thị này rõ ràng vẫn liên quan đến vụ việc Tân Hoàng Minh và mới đây nữa, là 2 công ty xin nộp tiền đấu giá đất Thủ Thiêm theo phương thức trả góp. Điều đáng bất ngờ là trước đó, kết quả công bố của NHNN lại cho thấy không ngân hàng nào cấp tín dụng cho Tân Hoàng Minh đấu giá đất. Liệu các ngân hàng do phòng thủ quá đà, cũng sẽ rà soát cả những khoản tín dụng đã cấp cho các đợt đấu giá gần nhất trước đây?”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng “phòng thủ” với bất động sản tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714068065 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714068065 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10