Ngân hàng triển khai cơ cấu nợ: Lãnh đạo ngành và CTCK nói gì?

Diendandoanhnghiep.vn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản đôn đốc các tổ chức tín dụng xây dựng quy trình nội bộ và chuẩn bị các điều kiện để triển khai gia hạn nợ theo Thông tư 02.

>> Thông tư 2&3 về cơ cấu nợ và ngân hàng mua trái phiếu: Nhà băng nào hưởng lợi?

Đôn đốc triển khai cơ cấu nợ

Theo văn bản do NHNN) chi nhánh TPHCM ban hành, gửi tổng giám đốc các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn triển khai chính cách cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay vốn ngân hàng theo thông tư 02/2023/TT-NHNN, NHNN đôn đốc các tổ chức tín dụng xây dựng quy trình nội bộ, Hội sở tập huấn cho các đơn vị trong mạng lưới để tư vấn, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng đủ điều kiện được gia hạn nợ theo Thông tư 02. 

Theo NHNN chi nhánh TP HCM

Theo NHNN chi nhánh TP HCM, các ngân hàng cần chủ động triển khai Thông tư 02. Ảnh minh họa: Quốc Tuấn

Đồng thời, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh truyền thông các chủ trương điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng để người dân và cộng động doanh nghiệp nắm bắt được thông tin.

Trong quá trình triển khai chính sách gia hạn nợ cho doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng nếu gặp khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách và các quy định của NHNN, phản ánh về NHNN chi nhánh TPHCM.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, việc triển khai theo cơ chế gia hạn nợ tại Thông tư 02 sẽ trực tiếp tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt áp lực trả nợ vay gặp khó khăn về dòng tiền, thu nhập và doanh thu sụt giảm do phát sinh từ thị trường, tiêu thụ sản phẩm và trong hoạt động sản xuất kinh doanh...

Các khách hàng của ngân hàng được gia hạn nợ, giãn nợ, mà không bị chuyển nhóm nợ, giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ vay mà vẫn tiếp cận được nguồn vốn thuận lợi để vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, phục hồi và phát triển. 

Ông Nguyễn Đức Lệnh cũng phản hồi tại một hội thảo do Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì mới đây, về các kiến nghị của các doanh nghiệp về các vấn đề lãi suất, tín dụng cho lúa gạo, cũng như các vấn đề khoanh, giãn nợ, cơ cấu nợ, khơi thông dòng vốn. Theo đó, đại diện NHNN chi nhánh TP HCM khẳng định 2 đợt giảm các lãi suất điều hành của NHNN trong tháng 3 đang giúp mặt bằng lãi suất huy động giảm thấp; từ đó, lãi suất cho vay cũng sẽ có điều kiện giảm. 

>> Loạt ông lớn địa ốc đề xuất cho phép cơ cấu nợ

Riêng với vấn đề tín dụng lúa gạo theo phản ánh của ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương Thực Việt Nam về việc các NHTM vẫn không vẫn không rộng room tín dụng cho doanh nghiệp, đa phần là vừa và nhỏ có nguồn vốn thu mua lúa gạo của nhà nông theo mùa vụ, ông Lệnh cho rằng thực tế, nguồn vốn cho vay thu mua lúa gạo từ các NHTM trên địa bàn không hề bị vướng hạn mức. "3 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng lúa gạo là 7%, trong khi bình quân chung chỉ 2,06%". 

Ông đặc biệt nhấn mạnh việc ban hành Thông tư về việc cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ của NHNN, sẽ giúp  doanh nghiệp ổn định, vượt qua khó khăn. "Quy định này chỉ áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng và trong bối cảnh hiện nay, trước khó khăn của doanh nghiệp, NHNN mới lại đưa ra cơ chế này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế", ông nhấn mạnh.

Bên lề ĐHĐCĐ thường niên 2023, một số lãnh đạo nhà băng tiết lộ là với Thông tư 02, mặc dù có "nền tảng" về quy trình và kinh nghiệm từ việc triển cơ cấu nợ để hỗ trợ khách hàng trong đại dịch như Thông tư 01, 03 và 14 từ 2020, nhưng nay khởi động lại, ngân hàng vẫn cần thời gian bởi nợ của các doanh nghiệp, người dân, các đối tượng được thụ hưởng áp dụng theo quy định, đều cần phải đánh giá, xem xét lại.

Bên cạnh đó, lãnh đạo của một nhà băng quy mô cũng cho biết việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, sẽ là một trong những vấn đề họ sẽ phải cân nhắc, cân đối kỹ khi triển khai do theo lộ trình tại Thông tư 14 đối với các khoản nợ cơ cấu trước đây, nhà băng vẫn chưa thể trích lập, bao phủ đủ. 

Pháp lý là trở ngại cho cơ cấu nợ bất động sản

Nhận định về Thông tư 02, các chuyên gia phân tích của CTCK ch răng với quy định về thời gian và nội dung trích lập dự phòng, người đi vay có thêm thời gian để thực hiện các nghĩa vụ nợ trong khi chờ nền kinh tế phục hồi hoàn toàn vào thời điểm thích hợp.

Về phía ngân hàng, áp lực lên cả bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh sẽ giảm bớt phần nào, do rủi ro tỷ lệ nợ xấu gia tăng sẽ được chuyển sang đến nửa cuối năm 2024, áp lực lợi nhuận cũng giảm bớt ít nhất trong năm 2023 cho đến nửa cuối năm 2024 - khi con số nợ xấu sẽ phản ánh thực tế hơn tình trạng của người đi vay.

Mua nhà

Các chuyên gia phân tích kỳ vọng rằng một số khoản vay mua nhà cũng có thể được cân nhắc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Ảnh minh họa

Cụ thể, theo SSI, đó là:

1) Tỷ lệ nợ xấu năm 2023 có thể không tăng cao như ước tính ban đầu do khách hàng gặp khó khăn có thể được ngân hàng xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Điều này cũng có lợi cho các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu gần 3%, vì các tổ chức này sẽ có thêm phương án để giữ tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%;

2) Do không có quy định cụ thể về các ngành nghề đủ điều kiện được tái cơ cấu, chúng tôi hiểu rằng các khoản vay của một số doanh nghiệp bất động sản nhất định có thể được xem xét để tái cơ cấu họ có những dự án dở dang nhưng có pháp lý đầy đủ. Trong tình huống này, nếu các chủ đầu tư có nguồn lực tài chính và tiếp tục hoàn thành các dự án này, họ có thể có cơ hội bán nhà và tạo ra dòng tiền để trang trải các nghĩa vụ nợ. Từ đó có thể phần nào giảm bớt tình trạng thanh khoản hiện tại cho các chủ đầu tư có uy tín hơn.

"Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rằng các nút thắt pháp lý trong ngành bất động sản vẫn là trở ngại chính đối với tình hình thị trường hiện tại và không thể giải quyết chỉ thông qua Thông tư 02", nhóm SSI Research nhấn mạnh.

3) Ngoài ra, do nội dung của Thông tư 02 cũng bao gồm cả các khoản vay tiêu dùng phục vụ đời sống, các chuyên gia phân tích kỳ vọng rằng một số khoản vay mua nhà cũng có thể được cân nhắc cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

4) Chi phí tín dụng sẽ giảm bớt ít nhất là vào năm 2023 cho đến nửa cuối năm 2024. Đến nửa cuối năm 2024, nếu người đi vay vẫn không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ, thì khoản vay của họ sẽ bị chuyển sang nhóm nợ xấu.

5) Cuối cùng, tỷ lệ bao nợ xấu trong năm 2023 trên lý thuyết sẽ tăng lên, vì tổng dự phòng bao gồm cả dự phòng cho các khoản vay đã cơ cấu, trong khi phần nợ xấu không bao gồm các khoản nợ cơ cấu.  Theo quan điểm của SSI, các ngân hàng có thể hưởng lợi trong năm 2023 từ Thông tư 02 là những ngân hàng có tỷ lệ cho vay cao đối với chủ đầu tư bất động sản, như VPB, TCB, MBB, TPB, HDB… 

"Mặc dù còn quá sớm để đưa ra kết luận, nhưng chúng tôi cho rằng Thông tư này cũng sẽ tạo ra một khung pháp lý cho việc tái cơ cấu nợ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong trường hợp nền kinh tế phục hồi chậm hơn dự kiến", nhóm phân tích đánh giá.

Trong khi đó, ở góc nhìn của các chuyên gia phân tích MSVN, với Thông tư 02, về mặt giãn nợ, MSVN cho rằng căn nguyên dẫn đến chính sách này là: "Những tác động đến nền kinh tế trong nước do những cơn gió ngược của toàn cầu và những quyết sách cứng rắn có phần vội vàng ("vác đá nện chân") trong năm 2022 là khá nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao Chính phủ đã nhanh chóng thay đổi lập trường chính sách với tốc độ bất ngờ. Từ dữ liệu vĩ mô Q1/2023 và quan sát của chúng tôi về các hoạt động kinh tế, chúng tôi nghĩ rằng chính sách giãn nợ là một hành động cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước ở thời gian khó khăn này".

"Về mặt tín dụng, chúng tôi cho rằng chính sách này là tích cực cho người vay và ngân hàng. Điều này làm giảm bớt chi phí tài chính cho người đi vay và gánh nặng trích lập dự phòng cho các ngân hàng. Chúng tôi cho rằng tương tự như cơ cấu tạm hoãn nợ áp dụng cho những người vay bị ảnh hưởng bởi Covid- 19 các ngân hàng trong nước (đặc biệt là những ngân hàng thận trọng) sẽ chọn những người vay mà họ đánh giá là “tốt” để gửi tiết kiệm chứ không áp dụng cho tất cả người vay. Các ngân hàng thận trọng sẽ tiếp tục trích lập dự phòng cần thiết cho các khoản nợ thuộc nhóm 3. Thông tư này sẽ cung cấp cho các ngân hàng một lựa chọn/dư địa để chủ động quản lý việc trích lập dự phòng nhằm cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và ROE.

Chúng tôi ước tính rằng tổng lợi nhuận của 17 ngân hàng niêm yết tại VN có thể tăng khoảng 13% -15% n/n trong năm nay, so với 32% -35% trong năm 2021-2022. Mặt trái với ước tính của chúng tôi có thể xuất phát từ nhu cầu tín dụng phục hồi mạnh hơn trong nửa cuối năm 2023 và tỷ lệ NIM giảm thấp hơn dự kiến. Theo đó, ROE trung bình của các ngân hàng niêm yết có thể giảm xuống còn khoảng 18,7% trong năm 2023 (so với 20,2% trong năm 2022). Một số ngân hàng Việt nam vẫn có thể duy trì ROEs trên 20%, dựa trên ước tính của chúng tôi và đồng thuận của Bloomberg, bao gồm: VCB, MBB, ACB, HDB, STB và VIB", MSVN đánh giá.

 

.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng triển khai cơ cấu nợ: Lãnh đạo ngành và CTCK nói gì? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714280424 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714280424 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10