Tại sao mỗi năm Việt Nam phải nhập siêu nhiều tỷ USD máy móc, thiết bị về xây dựng phát triển các ngành công nghiệp, nông, lâm ngư nghiệp… mà cơ khí Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần nhỏ bé?
Đây là câu hỏi của ông Đào Phan Long – Chủ tịch Hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tại tọa đàm "Quan điểm, chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế bền vững, sáng tạo, bao trùm" do trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức ngày 26/2. Ông Long thắc mắc liệu có đúng ngành cơ khí Việt Nam đã bị mất thị trường ngay trên sân nhà như đã được cảnh báo 10 năm trước đây hay không?
Có thể bạn quan tâm
06:16, 06/09/2018
10:41, 12/04/2018
08:03, 07/04/2018
03:05, 20/03/2018
Và ông Long tự lý giải một số nguyên nhân chính khiến ngành cơ khí lâm vào tình cảnh yếu kém hiện nay. Theo ông Long, việc lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước với ngành cơ khí giúp lãnh đạo Chính phủ, Bộ ngành, địa phương vừa thiếu vừa yếu chuyên môn, không đủ điều kiện để quán xuyến thường xuyên các vấn đề cần trình các cấp có thẩm quyền giải quyết lại tồn tại lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.
Cơ khí yếu do quản lý thiếu quyết tâm
Theo ông Long, từ nhiệm kỳ Đại hội IX, Chính phủ ngày càng giảm sút sự chỉ đạo sát sao và quản lý của nhà nước đối với ngành cơ khí, nên việc xây dựng chiến lược lựa chọn sản phẩm cơ khí trọng điểm quốc gia thiếu đồng bộ và thiếu liên kết để có các giải pháp khả thi và hiệu quả gắn kết để phát triển các ngành công nghiệp khác như thiết bị ngành năng lượng, thiết bị ngành xi măng, thiết bị phụ tùng ngành cơ khí, hóa chất, thiết bị mía đường và máy nông nghiệp… Từ đây dẫn đến sự tham gia của ngành cơ khí trong nước để sản xuất và chế tạo các loại thiết bị đó không đáng kể. Hầu hết thiết bị sản xuất của các ngành này đều phải nhập ngoại.
Vẫn theo ông Long, chính vì tổ chức quản lý của nhà nước đối với ngành cơ khí thiếu quyết tâm với bộ máy nhân sự có kiến thức về cơ khí yếu nên dẫn đến cơ chế, chính sách của nhà nước đã không tạo đủ điều kiện khuyến khích phát triển và bảo vệ thị trường nội địa cho doanh nghiệp cơ khí của người Việt Nam.
Đơn cử về tín dụng, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp cơ khí gặp khó khăn. Hiện có tới 70% doanh nghiệp đang thiếu vốn. Lợi nhuận cao nhất của các doanh nghiệp cơ khí chỉ đạt bình quân từ 3 – 5%/năm, nhưng ngân hàng lại cho vay với lãi suất lên tới 17%, do vậy không doanh nghiệp nào dám vay, bởi nếu vay sẽ cầm chắc thua lỗ.
Cơ chế đang khuyến khích nhập hàng ngoại?
Trong nhiêu năm qua, Việt Nam có quy định nhập khẩu thiết bị đồng bộ thì thuế suất bằng 0%, điều này theo ông Long chỉ khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị của nước ngoài, trong khi hầu hết các dây chuyền thiết bị sản xuất tại Việt Nam trong đó có các thành phần máy, thiết bị cơ khí Việt Nam đã có thể chế tạo được lại phải chịu thuế từ nhập vật tư hay một số máy móc…
“Việc dễ dàng cho nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng với công nghệ lạc hậu tràn vào thị trường nội địa đã khiến các doanh nghiệp cơ khí không thể cạnh tranh. Đây là vấn đề nhức nhối nhiều năm qua nhưng không có cơ quan quản lý nhà nước nào chịu trách nhiệm. Nếu tiếp tục buông lỏng thì sản xuất trong nước sẽ không thể ngóc đầu lên nổi”, ông Long bày tỏ.
Còn với các doanh nghiệp tư nhân, ông Long nhận xét, một số doanh nghiệp tư nhân có khởi điểm gia đình, quản lý theo cung cách của một doanh nghiệp nhỏ, nhưng khi phát triển bằng sự nỗ lực cá nhân, doanh nghiệp ngày một phát triển với nhiều ngành hàng mới thì lại không kịp thời chuyển sang cơ cấu quản lý chuyên nghiệp với bốn chủ thể về nhân lực, năng lực, tài chính và thị trường. Từ đây lại dẫn đến sự “luẩn quẩn” là tranh thủ cơ hội hội “xin – cho” cạnh tranh không lành mạnh, thiếu liên kết hợp tác, dẫn đến lúng túng và khó có khả năng trụ vững trên thị trường đầy biến động như hiện nay.
Trước thực trạng nêu trên, ông Long đưa ra một số kiến nghị. Cụ thể, Chính phủ cần cớm sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách trong thời kỳ hội nhập mới. Sửa đổi luật thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cho ngành cơ khí. Không thể coi sản xuất các mặt hàng cơ khí như các mặt hàng thông thường vì ngành cơ khí cần tích lũy để đầu tư phát triển chiều sâu. Cần tạo hàng rào thuế quan thích hợp như các nước để bảo vệ sản xuất trong nước, theo từng giai đoạn có những điều chỉnh thuế xuất thích hợp.
"Cơ khí là ngành cần hàng cần được nhà nước đưa vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và hưởng những chính sách ưu đãi nhất định là đúng đắn, nhưng cần hiểu phát triển ngành cơ khí là phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành kinh tế, công nghiệp, dịch vụ khác chứ không chỉ làm một số chi tiết, bộ phận của các máy,dây chuyền công nghệ". - ông Long nhấn mạnh.