Ngành logistics vượt rào cản nội tại

THY HẰNG 13/11/2020 04:15

Không chỉ khó khăn trong chi phí, lựa chọn công nghệ áp dụng, việc chuyển đổi số còn gặp khó khăn do tính thiếu chủ động của doanh nghiệp logistics.

Đại diện Công ty Vico Logistics Việt Nam cho biết kể từ khi ứng dụng các giải pháp công nghệ số vào hoạt động kinh doanh đã giúp việc kết nối khách hàng, phân tích dữ liệu của công ty nhanh và chính xác hơn. Hay tại Công ty TNHH T&M, mỗi năm dành trên 1 tỷ đồng để vận hành mô hình chuyển đổi số tích hợp như quản lý kho bãi, quản lý hàng hóa đường biển, hàng không… đã giúp giảm thời gian xử lý công việc, tăng khả năng gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Công ty Vico Logistics Việt Nam, kể từ khi ứng dụng các giải pháp công nghệ số vào hoạt động kinh doanh đã giúp việc kết nối khách hàng, phân tích dữ liệu của công ty nhanh và chính xác hơn.

Khi ứng dụng các giải pháp công nghệ số vào hoạt động kinh doanh đã giúp việc kết nối khách hàng, phân tích dữ liệu của công ty nhanh và chính xác hơn.

Rào cản từ nội tại

Có thể thấy, đúng như khẳng định của giới chuyên gia, logistics là "mạch máu" của nền kinh tế, quyết định đến tính cạnh tranh của từng quốc gia, của từng doanh nghiệp. Một ngành logistics vững mạnh là chìa khóa để Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19 toàn cầu, ngành dịch vụ logistics đang có những thay đổi không nhỏ, việc chuyển đổi số, ứng dụng các phần mềm tiên tiến trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp trong ngành logistics đã giúp giảm thiểu các chi phí vận hành, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn rằng, không phải doanh nghiệp logistics nào cũng làm được như các doanh nghiệp kể trên, quá trình triển khai số hoá của nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn gặp phải những khó khăn nhất định do chi phí lớn, không lựa chọn được công nghệ phù hợp.

Thực tế, ở Việt Nam hiện mới có 17 loại hình dịch vụ logistics đang được các doanh nghiệp trong ngành cung cấp ở mức độ khác nhau. Các phần mềm quốc tế chưa được ứng dụng nhiều nên có ứng dụng cũng không phù hợp. Thêm vào đó, tâm lý chưa thực sự tin tưởng về các ứng dụng công nghệ số (bảo mật, mức độ an toàn, khả năng thanh toán…) và thói quen ngại thay đổi của lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên cũng là cản trở việc chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đó là chưa kể việc chuyển đổi số nếu như một mình ngành logistics tự phát triển cũng không thể làm được hết bởi còn phải kết nối với hải quan, hãng tàu, khách hàng để đa dạng dịch vụ.

Thống kê từ Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistis Việt Nam, hiện có khoảng 40% doanh nghiệp logistics của Việt Nam đã áp dụng chuyển đổi số, khá nhiều doanh nghiệp đã đi đầu như tại cảng Cát Lái đã áp dụng khai quan, và các dịch vụ khác hoàn toàn điện tử.

“Vừa qua, chúng ta đã thành lập doanh nghiệp cộng đồng để thúc đẩy chuyển đổi số, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó việc tiếp cận vốn, tài chính còn hạn chế, công nghệ khó lựa chọn do còn hạn chế về nguồn lực”, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistis Việt Nam chia sẻ.

Trên thực tế, Việt Nam hiện có khoảng 4.000-4.500 doanh nghiệp cung cấp logistics trực tiếp và và có đến hơn 30.000 công ty liên quan, trong đó có khoảng hơn 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp kho bãi ngành logistics được nhận định là

Doanh nghiệp kho bãi ngành logistics được nhận định là "thờ ơ" với chuyển đổi số.

Cùng với đó, một nguyên nhân khác được chỉ ra là tính thiếu chủ động của doanh nghiệp logistics trong chuyển đổi số.

“Việt Nam mới đang ở quá trình ban đầu xây dựng nền móng cho chuyển đổi số, bởi nó là quá trình chuẩn bị toàn diện. Trong khi đó, doanh nghiệp hiện mới chỉ đang ở bước đưa công nghệ vào một cách thụ động, thay vì chủ động. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các doanh nghiệp logistics tìm đến giải pháp công nghệ từ chúng tôi vì muốn phòng ngừa dịch bệnh thay vì nhận định nó là bước chuyển trong tương lai. Thậm chí, những doanh nghiệp phía sau về kho hàng đưa công nghệ vào rất chậm chạp”, ông Đỗ Huy Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog cho biết.

Bắt đầu từ xây dựng nền tảng dữ liệu

Khẳng định chuyển đổi số cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành logistics nói riêng, ông Bình cho rằng phải dựa trên dữ liệu, trong khi đó, cơ sở dữ liệu của Việt Nam hiện lại rất phân tán. 

“Do đó, chúng tôi đang làm một database nhưng có lẽ sẽ mất đến 2-3 năm để tập hợp thông tin và thuyết phục các doanh nghiêp cùng hợp tác chia sẻ dữ liệu. Do đó, quá trình chuyển đổi số của Việt Nam phải bắt đầu từ xây dựng nền tảng dữ liệu”, ông Bình chia sẻ. 

Chia sẻ về những vấn đề dài hạn cần cải thiện để nâng cao chỉ số năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam, ông Shighe Sakaki, Chuyên gia cao cấp phụ trách về giao thông vận tải Ngân hàng Thế giới cho rằng, có hai vấn đề cần quan tâm: Thứ nhất là chính sách và thứ hai là hạ tầng.

"Chúng ta có thể so sánh chỉ số và hiệu quả thực tế của Việt Nam hiện nay. Cần xác định các khu vực cần tăng cường kết nối như về cảng biển, cảng hàng không ở các thành phố lớn”, ông Shighe Sakaki lưu ý.

Có thể bạn quan tâm

  • Cảng biển và chuỗi logistics hàng hải quốc tế

    05:00, 01/11/2020

  • Doanh nghiệp logistics cần chuyển đổi số để bắt kịp xu thế

    04:00, 16/10/2020

  • Tìm cách giảm chi phí logistics cho nông sản

    06:00, 26/09/2020

  • Logistics miền Trung: Chồng chéo quy hoạch (Bài 2)

    05:13, 17/09/2020

  • Logistics miền Trung: Nói và làm

    01:02, 16/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành logistics vượt rào cản nội tại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO