Ngành ngân hàng: Bức thiết nhu cầu tăng vốn

Diendandoanhnghiep.vn Hiện nay, ngân hàng phải đầu tư vào các danh mục về tín dụng, cho vay thì mới có thu nhập và tăng lợi nhuận, đồng thời phải quản trị một cách hiệu quả, cũng như yêu cầu tăng vốn trở nên bức thiết...

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng

Dịch bệnh bùng phát, nền kinh tế suy yếu, nhưng nhóm ngành ngân hàng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và là một trong những nhóm cổ phiếu có sức tăng nóng trên thị trường chứng khoán. Không ít nhà đầu tư băn khoăn về căn cứ lợi nhuận, tiềm năng, rủi ro và triển vọng của nhóm ngành này sẽ diễn tiến ra sao.

vấn đề đang mang tính thách thức với các ngân hàng Việt Nam hiện nay, liên quan chính đến việc tăng vốn

Vấn đề đang mang tính thách thức với các ngân hàng Việt Nam hiện nay, liên quan chính đến việc tăng vốn

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCP Chứng khoán SSI nhận định, nửa đầu năm 2021, các ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận rất tốt, đặc biệt các ngân hàng niêm yết có lợi tới 60%. Điều này đến từ 2 nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất là nguyên nhân khách quan, từ nửa đầu năm 2020, Việt Nam bắt đầu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, nên nửa đầu năm nay, trên trên nền cơ sở so sánh thấp đó, có nhiều doanh nghiệp cũng như ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt hơn.

Thứ hai là chu kỳ kinh tế, Việt Nam đang trong giai đoạn lãi suất giảm liên tục duy trì trong một thời gian dài. Nếu xét về thời điểm này, sẽ rất phù hợp thuận lợi cho ngành ngân hàng với những nguyên nhân chủ quan như: Khả năng quản trị rủi ro tốt; Chi phí quản lý thấp; Nhiều sản phẩm tài chính đa dạng như sản phẩm liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, hay sản phẩm về thanh toán qua thẻ,...

Những yếu tố trên đã giúp ngành ngân hàng có sự thay đổi tích cực so với chu kỳ tín dụng trước đây, khiến định giá các ngân hàng đang quay trở lại mức đỉnh.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc ngân TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết, với một ngân hàng thương mại, nghiệp vụ chính vẫn là huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân, bao gồm cả trên thị trường liên ngân hàng (thị trường hai). Sau khi hòa trộn các nguồn vốn đó đem cho vay, đảm bảo lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi và phải quản lý làm sao, để chất lượng các khoản vay tốt nhất, nợ xấu trong phạm vi có thể kiểm soát được, cũng như phần dự trữ thanh khoản tốt. Ngoài ra, ngân hàng cũng có những nghiệp vụ khác mang lại lợi nhuận như: các hoạt động dịch vụ liên quan đến bảo lãnh thanh toán, thanh toán trong nước, quốc tế và một số nghiệp vụ đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ tài chính. Những hoạt động này đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận chung của ngân hàng thông thường.

Ông Nguyễn Hưng

Ông Nguyễn Hưng

Một ngân hàng truyền thống sẽ có khoảng 70-80% thu nhập đến từ tín dụng, khoảng 10-20 % đến từ phí dịch vụ và trên dưới 10% đến từ các hoạt động kinh doanh khác như đầu tư nắm giữ ngoại tệ, kinh doanh giấy tờ có giá. Tuy nhiên, ngân hàng luôn phải hoạt động theo những gì được cho phép, nên các khuôn khổ pháp luật quy định với ngân hàng rất chặt chẽ, bị giới hạn bởi các chỉ số khác nhau. Vì vậy, làm sao để duy trì một ngân hàng hoạt động lành mạnh hiệu quả có lợi nhuận tốt là một vấn đề rất lớn đối với từng ngân hàng thương mại”, ông Hưng cho biết.

Với sức tăng trưởng và lợi nhuận khả quan đó, khiến nhiều nhà đầu tư đã chọn một rổ các cổ phiếu ngân hàng, mặc dù có lợi thế nhưng cũng có những rủi ro nhất định. Theo phân tích của ông Nguyễn Minh Hạnh, Giám đốc công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI, trong giai đoạn 6 tháng vừa qua, quỹ SSI đã ghi nhận mức sinh lợi hơn 68%, đây là mức lợi nhuận của thị trường sau đợt giảm tháng 1, tháng 4 và tháng 6. Như vậy, hầu hết nhà đầu tư đều có mức lợi nhuận tốt và nếu nhà đầu tư kiên trì nắm giữ các cổ phiếu ngân hàng, không sử dụng margin, thì sẽ thu được thành quả tích cực. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy nhiều, sẽ bị ảnh hưởng tương đối lớn khi thị trường điều chỉnh, thậm chí sẽ không còn mấy lợi nhuận trong năm nay.

Thị trường sau quá trình giảm mạnh và tạo đáy khiến nhà đầu tư rất phân vân trong quá trình mua bán các cổ phiếu ngân hàng. Thị trường nhìn chung đã giảm từ 15-20%, giai đoạn này, có một số nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu và thua lỗ sẽ hạn chế bán ra, còn một số tham gia mua vào cổ phiếu, nhưng vẫn đang giao dịch tương đối thận trọng, để chờ đợi những phiên bùng nổ”, ông Hạnh nhận xét.

Bức thiết nhu cầu tăng vốn

Đứng trước sự biến động không ngừng của nền kinh tế và lực đẩy khách quan, đã làm gia tăng áp lực khiến các ngân hàng phải tăng vốn. Ở góc độ là một ngân hàng thương mại, vị Tổng giám đốc TPBank cho rằng, gần đây có nhiều ngân hàng đạt chuẩn Basel II, nếu các ngân hàng tuân thủ những chuẩn mực mới đó theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thì sẽ được ưu tiên trong phân bổ tăng trưởng tín dụng hàng năm.

Hiện nay, ngân hàng phải đầu tư vào các danh mục về tín dụng cho vay thì mới có thu nhập và tăng lợi nhuận, như vậy mới có cổ tức để trả cho cổ đông. Trong khi cổ đông luôn luôn muốn đầu tư vào danh mục nào có cổ tức cao nhất, với vòng quay như vậy, đòi hỏi các ngân hàng làm sao phải quản trị một cách hết sức hiệu quả, cũng như yêu cầu tăng vốn trở nên bức thiết.

Bà Hoàng Việt Phương

Bà Hoàng Việt Phương

Nhìn từ khả năng hấp thụ của thị trường, bà Hoàng Việt Phương cho rằng, khi nhà đầu tư nhìn vào các cổ phiếu ngân hàng, chẳng hạn các nhà đầu tư nước ngoài, họ có sự so sánh giữa ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng trong khu vực. Tổng quan sẽ thấy, trung bình tỷ lệ ROE của các ngân hàng Việt Nam là 15%, cá biệt có một số ngân hàng trên 20 % là rất hiệu quả. Trong khi, mức trung bình ROE ở các ngân hàng trong khu vực chỉ từ 9-11 %, như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipines, Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu khác lại có một số điểm khác nhau đó là, với các ngân hàng Việt Nam, dư địa tăng trưởng về phí rất lớn, bởi vì sự thâm nhập của các dịch vụ ngân hàng hiện tại vẫn đang còn thấp, khoảng 30% dân số. Tỷ lệ người mua các sản phẩm tài chính như bảo hiểm nhân thọ, trái phiếu doanh nghiệp, các sản phẩm quản lý tài sản, hay thanh toán thẻ chưa cao.

Mặt khác, vấn đề đang mang tính thách thức với các ngân hàng Việt Nam hiện nay, liên quan chính đến việc tăng vốn. Hiện các ngân hàng Việt Nam đang tuân thủ ba trụ cột của Basel II và tiến đến Basel III, nhưng các ngân hàng trong khu vực thì đã tuân thủ được Basel III là phổ biến. Đồng thời, việc tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng không theo kịp mức độ tăng trưởng tài sản rủi ro. Như vậy có thể thấy yếu tố tăng vốn rất quan trọng với ngành ngân hàng”, bà Phương nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Minh Hạnh cũng cho biết, các nhà đầu tư thường đặt ra câu hỏi, quý 2 có phải là quý đỉnh lợi nhuận lớn nhất của các ngành hay không. Trong mô hình đầu tư hiện tại, tới 85% là cá nhân và mọi người có xu hướng tham gia khi các cổ phiếu mạnh, đến giai đoạn tăng trưởng bắt đầu suy giảm, sẽ rút đi để tham gia vào các cổ phiếu khác bùng nổ hơn. Đó là vấn đề trên thị trường chung, nhưng để qua được giai đoạn này, các ngân hàng nói chung và các doanh nghiệp tài chính nói riêng cần có những câu chuyện tiếp theo để tạo ra những chất xúc tác mới, để có thu hút dòng tiền quay lại, hoặc khi nhìn thấy định giá của các ngân hàng rẻ hơn, nhà đầu tư sẽ tiếp tục lựa chọn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành ngân hàng: Bức thiết nhu cầu tăng vốn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713467049 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713467049 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10