Ngành thép Việt Nam đang phải chịu trách nhiệm cho 7-9% tổng lượng phát thải quốc gia và 45% các quá trình công nghiệp.
Hiện nay phát triển xanh đã trở thành xu hướng chung, tất yếu của thế giới nhằm hạn chế và loại bỏ các tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội.
>>> Kiến nghị dựng “hàng rào kỹ thuật” để bảo vệ ngành thép: Chuyên gia nói gì?
Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ, ý kiến đóng góp có trách nhiệm tại COP26 được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với sản lượng thép thô vượt con số 20 triệu tấn/năm (đạt khoảng 23 triệu tấn vào năm 2021), Việt Nam là nước sản xuất thép thô lớn thứ 13 trên thế giới, đứng đầu ASEAN về sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm.
Tuy nhiên, ngành thép vẫn đang phải chịu trách nhiệm cho 7-9% tổng lượng phát thải quốc gia và 45% các quá trình công nghiệp (đã được xác định trong chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu). Chính vì vậy, công nghiệp thép Việt Nam cần hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh để đạt được mục tiêu phát thải carbon bằng "0" vào năm 2050.
Đây thực sự là thách thức lớn nhất của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời cũng là cơ hội lớn thúc đẩy ngành thép đổi mới, hiện đại hóa để trở thành một ngành có trình độ công nghệ hiện đại, tiến tiến và phát triển bền vững.
>>> Doanh nghiệp ngành thép vẫn chưa hết khó
Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, ngành thép Việt Nam cũng đã nỗ lực chuyển đổi số, tối ưu hóa công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
Cùng với đó, một số doanh nghiệp thép đã tận dụng nhiệt dư từ phát điện đáp ứng hầu hết nhu cầu điện của nhà máy nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và bước đầu có kết quả đáng ghi nhận.
Về phía Tập đoàn Hòa Phát, đại diện ông Nguyễn Xuân Nghi cho biết, hiện doanh nghiệp này đã áp dụng các phương án tái sử dụng các chất thải trong quá trình sản xuất thép nhằm tạo thành một quá trình sản xuất khép kín, giảm tác động tiêu cực tới môi trường.
Theo đó, công ty đã tận dụng lượng nhiệt dư tạo ra trong quá trình sản xuất để chuyển hoá thành đầu vào sản xuất điện và đáp ứng được 80% lượng điện sản xuất. Lượng điện do Hoà Phát tự chủ chính là điện xanh vì không phải đốt thêm than hay bất cứ một vật chất nào khác, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
Để xanh hóa trong ngành thép, theo ông Nguyễn Tất Tú Linh, Giám đốc Phát triển dự án của công ty GreenYellow - đối tác chuyển đổi năng lượng của Pháp chia sẻ: doanh nghiệp ngành thép cũng có thể sử dụng điện mặt trời thay thế cho sử dụng điện hóa thạch.
Giải pháp này theo Giám đốc Phát triển dự án Công ty GreenYellow sẽ vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mua điện, giúp ổn định sản xuất, vừa giúp bảo vệ mái nhà máy, đáp ứng tiêu chí xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, điện mặt trời cũng giúp cung cấp chứng chỉ xanh cho các doanh nghiệp. Đây là ưu điểm rất lớn, giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường lớn và khắt khe như Châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản.
>>> Tiêu thụ khó khăn, thêm hai doanh nghiệp ngành thép lỗ đậm
Trước những thách thức và cả cơ hội, ngành thép cũng như toàn ngành công nghiệp nói chung phải phối hợp cùng với các bộ, ngành, cơ quan Nhà nước để từng bước nỗ lực thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.
Các chuyên gia ngành thép hi vọng sẽ đánh dấu một bước chuyển mới, nhận thức về trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và ngành thép nói riêng, nhằm an tới.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 06/08/2023
16:00, 30/07/2023
11:30, 23/07/2023