Ngày hội của dân tộc Tây Nguyên

Mai Chiến 29/11/2023 23:56

Với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên- Tinh hoa hội tụ”, ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các tỉnh Tây Nguyên lần thứ nhất đã được khai mạc tại thành phố Kon Tum ngày 29/11.

>>Khai mạc ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II tại Thái Nguyên

Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với một số Bộ, ngành Trung ương và 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng tổ chức. 

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, là nơi có số lượng các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đông nhất cả nước. Văn hoá, thể thao của người đồng bào dân tộc thiệu số ở nơi đây là một kho tàng lịch sử được lưu giữ qua nhiều thế hệ mỗi ngày được giữ gìn và phát triển. Trong đó “Văn hoá, thể thao” của mỗi dân tộc nơi đây như tinh hoa hội tụ đóng góp cho du lịch phát triển. Do đó, ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên được khai mạc nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong vùng.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu khai mạc ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch của các dân tộc ở Tây Nguyên

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu khai mạc ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch của các dân tộc ở Tây Nguyên

Về dự với người dân các dân tộc vùng Tây Nguyên có Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội; ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đại biểu đại diện một số Bộ, Ban, Ngành Trung ương, lãnh đạo 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh bạn.

Trong lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công an - ông Tô Lâm nói “Tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết 23 ngày 6/10/2022 của Đảng và chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023 sẽ thực sự trở thành điểm hội tụ, lan tỏa, là dịp để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, góp phần quảng bá hình ảnh, con người, vẻ đẹp hùng vỹ và văn hóa các dân tộc đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên huyền thoại đến bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, thu hút phát triển du lịch vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng”.

Bộ Trưởng Bộ Công an cũng đánh giá Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng đặc sắc, phong phú, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như nhà rông, nhà dài, đàn đá, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, làn điệu dân ca đậm đà bản sắc, trong đó có Trường ca Đam San huyền thoại của đồng bào Ê Đê, các lễ hội gắn với “Không gian văn hóa cồng chiêng” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cũng trong lễ khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum – ông Dương Văn Trang cho biết “việc tổ chức luân phiên Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên là sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc được giao lưu, trao đổi văn hóa, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần xây dựng bản làng, quê hương vùng Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh.”

Trình diễn tiết mục nghệ thuật trong lễ khai mạc ngày hội

Trình diễn tiết mục nghệ thuật trong lễ khai mạc ngày hội

>>Quảng Ninh: Thí điểm du lịch cộng đồng từ các làng dân tộc thiểu số

Mong muốn của Đảng, cũng là ý dân, ông A Biu – nghệ nhân đến từ thành phố Kon Tum cho hay “đây là một dịp rất tốt để các dân tộc anh em ở Tây Nguyên học hỏi và giao lưu văn hoá. Bên cạnh đó còn gia tăng sức cạnh tranh, hấp dẫn của từng bộ môn nghệ thuật của người đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch ở địa phương.”

Trình diễn một nghi thức trong phần lễ của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Trình diễn một nghi thức trong phần lễ của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I có khoảng 600 nghệ nhân đến từ 5 tỉnh vùng Tây Nguyên, gồm: Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum tham gia. Sự kiện diễn ra từ ngày 29/11-1/12 với nhiều hoạt động trình diễn văn hoá, quảng bá sản phẩm, ẩm thực. 

Đây là sự kiện dự kiến sẽ được luân phiên tổ chức ở các tỉnh, có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, tạo môi trường giao lưu, học hỏi, tăng sự đoàn kết, hữu nghị giữa các tỉnh, dân tộc anh em trong khu vực Tây Nguyên nhằm quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch./.

Có thể bạn quan tâm

  • Khai mạc ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II tại Thái Nguyên

    Khai mạc ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II tại Thái Nguyên

    00:49, 07/10/2022

  • 09/2021: Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu

    09/2021: Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu

    21:13, 09/03/2021

  • Du lịch Tây Nguyên: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế

    Du lịch Tây Nguyên: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế

    00:10, 05/08/2023

  • Đắm chìm trong không gian di sản văn hoá cồng chiêng và cuộc đua thuyền trên sóng nước Sê San

    Đắm chìm trong không gian di sản văn hoá cồng chiêng và cuộc đua thuyền trên sóng nước Sê San

    14:37, 17/11/2023

  • Bộ trưởng Tô Lâm thăm và làm việc tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

    Bộ trưởng Tô Lâm thăm và làm việc tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

    10:18, 08/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngày hội của dân tộc Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO