Là địa phương có số lượng lớn lao động đi xuất khẩu tại Hàn Quốc nhưng khi hết hạn lại không chịu về nước theo quy định.
Trước tình trạng này, Hàn Quốc đã có thông báo tạm dừng tiếp nhận lao động là người Nghệ An (Việt Nam) sang quốc gia này làm việc. Lý do mà phía Hàn Quốc cho rằng, trong thời gian qua, với số lượng lớn lao động người Việt Nam, trong đó có Nghệ An đã hết hạn cư trú theo hợp đồng nhưng bỏ ra ngoài, không chịu xuất cảnh.
Có thể bạn quan tâm
04:50, 10/05/2019
14:02, 29/04/2019
13:55, 26/04/2019
Theo đó, Nghệ An cũng là một trong những địa phương trên cả nước đứng đầu danh sách về số lượng lao động bỏ trốn ra ngoài.
Cũng tại Nghệ An, theo thống kê của các cơ quan chức năng thì trong thời gian gần đây, số lượng lao động tại Hàn Quốc bỏ trốn ra ngoài, hết hạn làm việc nhưng không về có giảm nhưng vẫn không đáng kể.
Qua thống kê của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho thấy, năm 2017 là thời gian tỉnh này có nhiều lao động bỏ trốn nhất, với 2.300 lao động khiến 18 huyện, thị bị tạm dừng tiếp nhận. Tiếp đó, vào năm 2018 có 11 huyện, thị bị tạm dừng và năm 2019 này Nghệ An có 9 huyện, thị bị tạm dừng đưa người sang Hàn Quốc lao động.
Mặc dù đã được các cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành vận động, đưa ra các điều khoản ràng buộc đối với lao động trong nước trước khi đi xuất khẩu nhưng tình trạng bỏ trốn, hết hạn hết hợp đồng vẫn không chịu xuất cảnh.
Chính vì vậy, trong năm 2019, Nghệ An có khoảng gần 2.000 lao động đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc nhưng hiện nay phải tạm dừng lại.
Trước đó, vào ngày 4/5/2019, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành công văn số 1684/LĐTBXH - QLLĐNN thông báo danh sách các địa phương bị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2019.
Mặt khác, Bộ LĐ-TB&XH cũng thông báo danh sách 100 quận/huyện thuộc diện xem xét tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2019 là những địa phương có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước từ 30% trở lên.
Riêng tại Nghệ An, Bộ LĐ – TB&XH cũng nêu đích danh 9 huyện, thị bị Hàn Quốc thông báo tạm dừng tiếp nhận lao động gồm: Nghi Lộc, Cửa Lò, Nam Đàn, TP Vinh, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Yên Thành, Đô Lương và Diễn Châu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc khi hết hạn hợp đồng nhưng vì mức thù lao “khủng” nên đã bất chấp các quy định để được ở lại.
Số lao động hết hạn hợp đồng cũng chấp nhận cuộc sống chui lủi để được làm việc tại Hàn Quốc thêm một thời gian nữa.
Theo các cơ quan chức năng, nếu tình trạng người lao động làm việc tại Hàn Quốc đã hết hạn không chịu về nước được chấn chỉnh thì thời gian tới, phía nước bạn sẽ có những động thái mạnh tay hơn nữa.