Nghệ An loay hoay với tiềm năng kinh tế vùng núi Tây Nam

HỒNG QUANG 01/12/2023 15:32

Nhiều ý kiến cho rằng, vùng Tây Nam Nghệ An hiện vẫn còn yếu và thiếu về mọi mặt, nhất là cơ sở hạ tầng nên chưa phát huy hết lợi thế, tiềm năng sẵn có của mình…

Bởi vậy, làm sao có thể đưa khu vực này phát triển là vấn đề cần phải bàn thảo kỹ càng và có sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành, đơn vị, tổ chức liên quan. Trên cơ sở đó, những “quyết sách” đúng đắn, mang tính chiến lược lâu dài sẽ được tỉnh này tiếp thu vận dụng, triển khai thực hiện một cách hài hòa, hợp lý!

“Vũngtrũng” tiềm năngchưa được đánh thức

Mới đây, trong cuộc hội thảo khoa học diễn ra ở Nghệ An, một số ý kiến đã chỉ ra những tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nam Nghệ An; từ đó gợi mở ra những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và phương hướng phát triển khu vực này trong thời gian tới.

Theo đó, với dân số chỉ hơn 600.000 người, vùng Tây Nam Nghệ An có diện tích đất rộng lớn khoảng 837.741ha (8.377km2), chiếm hơn 50% tổng diện tích của cả tỉnh; trải dài trên khắc các huyện vùng cao Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn; tiếp giáp với 2 tỉnh Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay thuộc nước bạn Lào.

>>Nghệ An: “Treo dự án”, treo luôn cơ hội phát triển

Là khu vực miền núi, vùng cao của Nghệ An, nơi đây đa phần là đất lâm nghiệp, có diện tích lên đến gần 700ha và được giới chuyên gia đánh giá là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Vùng không chỉ được thiên nhiên ban tặng có địa hình núi non hùng vĩ, sông suối mật độ dày với nhiều thác ghềnh tạo nên nhiều cảnh đẹp độc đáo mà còn là nơi định cư của nhiều đồng bào dân tộc thiểu với những nét văn hóa đặc trưng, rất phong phú và đa dạng; cùng với đó là nhiều đặc sản, các loại dược liệu quý, hữu dụng cho nhân dân.

Kinh tế vùng Tây Nam Nghệ An vẫn còn phát triển chậm so với tiềm năng, lợi thế sẵn có của mình

Kinh tế vùng Tây Nam Nghệ An vẫn còn phát triển chậm so với tiềm năng, lợi thế sẵn có của mình (ảnh: Rừng săng lẻ cổ thụ tọa lạc tại địa phận của xã Tam Đình, thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An và là khu rừng cổ thụ độc nhất ở Việt Nam không chỉ có giá trị có giá trị phòng hộ mà còn là điểm tham quan vẻ đẹp tự nhiên lý tưởng)

Đặc biệt hơn, với vị trí địa lý có đường biên giới nằm tiếp giáp 2 tỉnh Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay thuộc nước bạn Lào, vùng Tây Nam Nghệ An sở hữu 4 cửa khẩu lớn nhỏ, bao gồm: Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn; Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, huyện Thanh Chương cùng 2 cửa khẩu khác ở xã Tam Hợp, huyện Tương Dương và xã Cao Vều, huyện Anh Sơn.

>>Nghệ An: Cầu hàng trăm tỷ xây xong đã lâu… chưa thấy đường ở đâu?

Nắm giữ những lợi thế nêu trên, các nhà khoa học nhận định rằng, vùng Tây Nam Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh kinh tế rừng, du lịch sinh thái, mạo hiểm, khám phá cảnh quan thiên nhiên gắn với trải nghiệm bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc cũng như đẩy mạnh việc sản xuất các loại sản phẩm đặc trưng mang hơi thở của đồng bào vùng cao.

Huyện Con Cuông là nơi hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, đặc sắc cùng nhiều sản phẩm đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Huyện Con Cuông là nơi hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, đặc sắc cùng nhiều sản phẩm đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Bên cạnh đó, nơi đây còn giữ vị trí địa lý đặc biệt quan trọng khi tiếp giáp với nước bạn Lào, do vậy, việc phát triển kinh tế cửa khẩu là một hướng đi chiến lược có hiệu quả, cần thực hiện sớm khi hệ thông giao thông kết nối vùng cơ bản đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại.

Thế nhưng, cần phải thẳng thắn nhìn nhận thực tế rằng, kinh tế vùng Tây Nam Nghệ An hiện vẫn còn khó khăn, nếu không nói là chậm phát triển, chưa tương xứng với những tiềm năng, lợi thế của mình.

Các nguyên nhân được chỉ ra, đó là công tác quy hoạch có sự bất cập; việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện cơ chế chính sách và thực hiện liên kết nội vùng cũng như liên vùng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, người dân nơi đây vẫn bị bó hẹp trong tư duy kinh tế, tư duy thị trường nên chưa phát huy được tối đa nguồn lực phát triển kinh tế vùng…

“Chiến lược” nàođể phát triển?

Tại hội thảo khoa học diễn ra vừa qua, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các cơ sở lý luận, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm phát triển kinh tế vùng Tây Nam Nghệ An theo hướng bền vững như: Định hướng các lĩnh vực, ngành; trong đó ưu tiên phát triển dựa trên tiềm năng, lợi thế và cơ hội liên kết phát triển vùng; thu hút đầu tư; cơ chế chính sách và cơ chế phối hợp…

Cụ thể, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu – Nguyên Chủ tịch HĐQT Đại học Công nghệ Đông Á đề xuất rằng, vùng Tây Nam Nghệ An cần phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác với Lào và Thái Lan là một hướng chiến lược ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ, vấn đề giao thương giữa Nghệ An với 2 nước nói trên đã có lịch sử lâu đời. Trong thời đại số hóa ngày nay, các rào cản về hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc đã được thu nhỏ, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ, hợp tác phát triển.

>>Để phát triển du lịch, phải làm tốt thương hiệu

“Hiện nay, nhiều người dân Nghệ An đang có doanh nghiệp ở Lào và qua Lào để thông thương với Thái Lan. Do vậy, tỉnh cần có những chính sách ưu đãi để thúc đẩy người dân Nghệ An mở rộng kinh doanh ở Lào và Thái Lan”, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu nói.

Khung cảnh vắng lặng, heo hút tại Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Khung cảnh vắng lặng, heo hút tại Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Ngọc Chu, Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Tú - Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Nghệ An cho rằng, với lợi thế sẵn có, phát triển kinh tế cửa khẩu là hướng đi chiến lược, có hiệu quả. Bởi vậy, tỉnh nên tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu gắn với Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, huyện Thanh Chương; đồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ở Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng đưa ra kiến nghị, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù vào phát triển hạ tầng biên giới; trong đó chú trọng chính sách phát triển hạ tầng thương mại biên giới đất liền. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực; thu hút đầu tư, doanh nghiệp; phát triển kinh tế rừng, dược liệu cũng như ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng các sản phẩm đặc sản của địa phương.

Đặc biệt, vùng Tây Nam Nghệ An cần phải phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả và giá trị thương hiệu Khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á; nhất là phát triển mạng các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và văn hóa gắn với du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc dân tộc…

Có thể bạn quan tâm

  • Loạt công trình nghìn tỷ và dịch vụ 5 sao nâng tầm du lịch Nghệ An phát triển

    Loạt công trình nghìn tỷ và dịch vụ 5 sao nâng tầm du lịch Nghệ An phát triển

    09:55, 01/12/2023

  • Giải pháp nào giúp ngành dệt may ở Nghệ An khởi sắc?

    Giải pháp nào giúp ngành dệt may ở Nghệ An khởi sắc?

    05:29, 28/11/2023

  • Nghệ An: WB tiếp tục

    Nghệ An: WB tiếp tục "bơm vốn" hơn trăm triệu USD để nâng tầm đô thị Vinh

    01:42, 29/11/2023

  • Nghệ An tạo nhiều “hat - trick” thu hút dòng vốn FDI

    Nghệ An tạo nhiều “hat - trick” thu hút dòng vốn FDI

    14:50, 29/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghệ An loay hoay với tiềm năng kinh tế vùng núi Tây Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO