Nghệ An nhận diện “rào cản”, tạo bước đột phá về chiến lược phát triển

Diendandoanhnghiep.vn “Xây dựng Nghệ An thành tỉnh khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hoá xứ Nghệ; là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, y tế, giáo dục…”.

Đây là mục tiêu được Nghệ An xác định để phát triển trong Nghị quyết 10 được ông Thái Thanh Quý – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An ký ban hành vào ngày 05/5/2023 về việc thông qua quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhận diện những “rào cản”

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số thứ 4 cả nước, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, trên tuyến trục giao thông vận tải huyết mạch Bắc - Nam và Đông – Tây của Việt Nam.

>>Kỳ vọng tăng trưởng thương mại khi 03 cảng cạn ở Nghệ An thành hiện thực

Không chỉ vậy, tỉnh Nghệ An được ví như một “Việt Nam thu nhỏ” với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, diện tích đất tự nhiên rộng nhất cả nước, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển; cùng với các tài nguyên về rừng, biển, khoáng sản, nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị còn được lưu giữ... nên thuận lợi cho phát triển toàn diện các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Tuy nhiên, trên con đường phát triển, Nghệ An cũng gặp những “rào cản” mang tính khách quan và chủ quan khiến địa phương chưa thể “bắt nhịp” cùng Top đầu những tỉnh, thành phát triển khá của cả nước.

Với hơn 14.000 doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay nhưng đa số quy mô nhỏ, khả năng thích ứng và năng lực cạnh tranh còn yếu và chưa có các sản phẩm chủ lực có thương hiệu quốc gia, quốc tế

Với hơn 14.000 doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay trên địa bàn Nghệ An nhưng đa số quy mô nhỏ, khả năng thích ứng và năng lực cạnh tranh còn yếu và chưa có các sản phẩm chủ lực có thương hiệu quốc gia, quốc tế

Cụ thể, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ và hiện đại; tính kết nối giữa các loại hình vận tải chưa cao. Đặc biệt là các hạ tầng chiến lược như cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế đang là nút thắt lớn nhất cản trở sự phát triển. Hạ tầng dịch vụ logistics, hậu cần cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Hiện nay, vận tải hàng hoá chủ yếu của Nghệ An đều dựa trên đường bộ, chi phí logistics cao, khó cạnh tranh được với các tỉnh lân cận và khu vực Bắc Bộ.

Đặc biệt, riêng khu vực miền Tây Nghệ An với 11/21 huyện, thị (trong đó có 05 huyện vùng cao, khu vực biên giới) có hạ tầng còn rất hạn chế. Ở khu vực này, địa hình phân bổ phức tạp có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh bởi sông, suối gây ra nhiều khó khăn trong tạo mặt bằng để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển hạ tầng, nhất là giao thông, làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, phát triển sản xuất.

>>UBND tỉnh Nghệ An tập trung tháo gỡ vướng mắc để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Đáng quan tâm, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự hấp dẫn so với nhiều địa phương khác trong cả nước; quy mô và tiềm lực kinh tế còn khiêm tốn, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu chi.

Doanh nghiệp của tỉnh đa số quy mô nhỏ, khả năng thích ứng và năng lực cạnh tranh còn yếu; chưa có các sản phẩm chủ lực có thương hiệu quốc gia, quốc tế; Công nghiệp hỗ trợ còn yếu, thiếu các dự án động lực, tạo đột phá, làm đầu tàu để dẫn dắt, định hướng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng cao.

Một yếu tố không kém phần quan trọng, mặc dù lực lượng lao động dồi dào, nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp giỏi, nhân lực khoa học công nghệ và lao động có chuyên môn, kỹ thuật và trình độ cao; ý thức, tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp của lao động còn hạn chế. Trong khi tỉnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án lớn đang đặt ra yêu cầu rất cao về trình độ, năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động.

Tạo đột phá với 2 vùng động lực, 04 hành lang phát triển

Theo Nghị quyết nói trên, thời gian tới, Nghệ An sẽ triển khai xây dựng 02 vùng động lực phát triển chung của tỉnh gồm: TP Vinh mở rộng và Khu kinh tế (KKT) Đông Nam mở rộng.

Riêng TP Vinh sẽ tiến hành mở rộng bằng việc sát nhập toàn bộ thị xã Cửa Lò và 04 xã (Nghi Xuân, Nghi Phong, Phúc Thọ, Nghi Thái) của huyện Nghi Lộc với diện tích từ 105 km2, dân số là 339.114 người nâng lên 166,24km2, dân số gần 600 nghìn người; KKT Đông Nam từ 18.826,47 ha hiện hữu nâng lên tổng diện tích 20.776,47 ha.

>>Nghệ An tháo gỡ “điểm nghẽn” trong trong cải cách hành chính

Riêng về định hướng phát triển KKT Đông Nam mở rộng cũng đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 93/QĐ-TTg vào ngày 15/02/2023 với 03 khu vực phát triển riêng biệt, tạo điểm nhấn cho vùng với những trục tăng trưởng, thu hút đầu tư theo vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội… Ranh giới địa lý của KKT Đông Nam Nghệ An cũng sẽ được mở rộng lên 105.535,2ha gồm 02 khu vực: Mở rộng phát triển theo hướng bám các QL7A,7C, 46, 1A (đoạn tránh TP Vinh) gắn với cảng Cửa Lò; Mở rộng từ KCN Hoàng Mai, KCN Đông Hồi, QL48D, đường bộ ven biển gắn với cảng Đông Hồi.

Cùng với đó, Nghệ An cũng sẽ tạo ra 04 hành lang phát triển kinh tế nhằm thu hút đầu tư gồm: Hành lang kinh tế ven biển phía Đông (gắn với trục Quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam, đường ven biển, đường sắt quốc gia và đường biển) phát triển đô thị, công nghiệp công nghệ cao, Dịch vụ tổng hợp và các ngành kinh tế biển;

Để đạt được những mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển tỉnh giai đoạn 2021-2030, Nghệ An đang tập trung thu hút, hoàn thiện đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại (ảnh: thi công cầu vượt cửa sông tuyến đường ven biển qua địa phận Nghệ An)

Để đạt được những mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển tỉnh giai đoạn 2021-2030, Nghệ An đang tập trung thu hút, hoàn thiện đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại (ảnh: thi công cầu vượt cửa sông tuyến đường ven biển qua địa phận Nghệ An)

Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng và du lịch sinh thái; Hành lang kinh tế Quốc lộ 7 phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái, mạo hiểm gắn với cộng đồng; Hành lang kinh tế Quốc lộ 48A phát triển lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khai thác và chế biến khoáng sản.

Chưa hết, để phấn đấu hoàn thành những chỉ tiêu về quy hoạch đặt ra cho giai đoạn tới, Nghệ An cũng tập trung 03 đột phá về mặt chiến lược phát triển cho địa phương gồm: Hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh mang tính cạnh tranh vượt trội gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính;

Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại để đáp ứng yêu cầu phát triển; Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với phát huy giá trị văn hóa, con người Nghệ An.

Với những bước đột phá trong quy hoạch 2 vùng động lực phát triển, 04 hành lang kinh tế, và 03 chiến lược đột phá sẽ kỳ vọng mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước mà Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX đề ra. 

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An nhận diện “rào cản”, tạo bước đột phá về chiến lược phát triển tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711634471 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711634471 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10