Nghĩ nhiều hơn về chuyện tái sinh

Diendandoanhnghiep.vn Tái sinh suy cho cùng là hồi sinh các hiện vật, tuy nhiên để lan tỏa câu chuyện tái sinh mang lại ý nghĩa thiết thực cho xã hội, phát triển kinh tế lại là một câu chuyện dài. 

>> Đắk Lắk: Nhân rộng mô hình phát triển bền vững gắn với nông nghiệp tái sinh

Câu chuyện của họa sĩ Nguyễn Quốc Dân hay Dân “điên” về định hướng tái sinh vẫn âm thầm lan tỏa. Kể cả trong hoạt động đời thường hay sản xuất, kinh doanh, du lịch,... thì việc sử dụng các sản phẩm tái sinh vẫn mang lại hiệu ứng tích cực.

p/Họa sĩ Nguyễn Quốc Dân, người lan tỏa hơi thở nghệ thuật tái sinh.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Dân, người lan tỏa hơi thở nghệ thuật tái sinh.

Từ hành động quan tâm môi trường

Câu chuyện đưa tái sinh gắn kết với gìn giữ môi trường, thiết lập kinh tế bền vững dần được lan tỏa trong cộng đồng, xuất phát từ trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân, tập thể. Tái sinh, một góc nhỏ của kinh tế tuần hoàn đang dần được xã hội quan tâm. Trong phần lớn của bộ phận quan tâm thuộc về giới nghệ sĩ, doanh nghiệp sản xuất, du lịch,... Chuyện tái sinh các sản phẩm, vật dụng được xem là xuất phát điểm của việc sử dụng kinh tế hiệu quả.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Dân (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) trong nhiều năm qua vẫn đang miệt mài với định hướng lan tỏa câu chuyện tái sinh, quan tâm đến môi trường. Họa sĩ này cho rằng, ở góc độ cá nhân, việc tái sinh các sản phẩm, vật dụng,... cũng đã thể hiện mối quan tâm đến môi trường, góp phần vào giảm thiểu khí nhà kính.

Chưa kể đến, ở góc độ nghệ thuật, việc làm sống lại những thứ đã bỏ đi bằng một tác phẩm mới sẽ khoác lên mình một tầng ý nghĩa lớn trong nhận thức tái tạo. Tác động đến tâm lý, nhận thức của con người với môi trường chính là mục tiêu hàng đầu, tiếp đến sẽ là sự thay đổi của doanh nghiệp hướng đến kinh tế tuần hoàn.

“Hồi sinh một hiện vật trở thành sản phẩm mới có ích, có thể sử dụng với nhiều công năng là một câu chuyện rộng thông qua sự sáng tạo, không phải mang đồ cũ từ nơi này đến nơi khác. Việc tái sinh cũng sẽ gắn liên với văn hóa của cộng đồng bản địa, qua đó nâng tầm giá trị của địa phương, nhân rộng thêm nhiều mô hình tái sinh”, họa sĩ Dân chia sẻ.

p/Công xưởng tái sinh của họa sĩ Dân thu hút được lượng lớn khách du lịch nội địa, quốc tế quan tâm đến trải nghiệm.

Công xưởng tái sinh của họa sĩ Dân thu hút được lượng lớn khách du lịch nội địa, quốc tế quan tâm đến trải nghiệm.

>> Tái sinh di sản công nghiệp

>> Lời giải nào cho bài toán nguồn lao động để doanh nghiệp "tái sinh"?

>> Tái sinh sản phẩm cũ, Nike bay cao


Xuất phát những ý tưởng “điên khùng”, họa sĩ Nguyễn Quốc Dân đang dần đầu tư hoàn thiện công xưởng với hàng loạt tác phẩm nghệ thuật, định hướng phát triển một bảo tàng tái sinh ngay tại Hội An thay vì các bảo tàng đương đại, bảo tàng tái chế,... Với hàng tỷ đồng và công sức đổ vào công xưởng, vị họa sĩ này đặt niềm tin lớn vào những sản phẩm tái sinh sẽ mang lại thông điệp tích cực cho xã hội.

“Những thứ bị bỏ rơi nơi vỉa hè, bờ hoang,... cũng đều có giá trị nếu chúng ta biết cách tái sinh chúng. Cần nhiều hơn các dự án cụ thể hơn là những kế hoạch, chương trình chỉ mãi nằm trên giấy bởi câu chuyện tái sinh đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng”, họa sĩ Dân nhìn nhận.

Đến tạo dựng kinh tế bền vững

Đối với định hướng phát triển du lịch xanh của Quảng Nam, tư duy tái sinh rất phù hợp với cộng đồng doanh nghiệp khi triển khai các sản phẩm du lịch. Có thể nói, du lịch tái sinh đang là một cách tiếp cận nhằm tạo sự cân bằng hoàn hảo hơn trong một hệ sinh thái.

Du lịch tái sinh có định hướng gìn giữ, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên kết hợp với tri thức bản địa và trách nhiệm với môi trường, xã hội. Vận dụng du lịch tái sinh vào thực tế đòi hỏi sự thay đổi nhận thức của người làm du lịch, sự hiểu rõ giá trị của môi trường và mối liên kết giữa hệ sinh thái để sáng tạo, nâng chất chuỗi giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, để làm được việc đó doanh nghiệp phải đánh cược vào “cuộc chơi” và tỷ lệ này khá thấp khi mức đầu tư ban đầu tốn khá nhiều kinh phí.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Dân cho rằng để thiết kế một công trình kiến trúc theo hướng tái sinh không hề đơn giản, tốn nhiều thời gian và kinh phí đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chấp nhận “cuộc chơi” thì “quả ngọt” sẽ là kinh tế bền vững.

“Với tái sinh trong du lịch, chúng ta không thể thu được lợi nhuận một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, với xu thế du lịch xanh như hiện nay thì việc phát triển kiến trúc, sản phẩm tái sinh trong các cơ sở du lịch là hoàn toàn phù hợp, khách du lịch kể cả nội địa hay quốc tế cũng sẽ chấp nhận chi trả nhiều hơn cho các dịch vụ du lịch có trách nhiệm. Doanh nghiệp đón đầu xu thế chắc chắn sẽ hái “quả ngọt”, tuy nhiên để tìm được người đón đầu là rất khó”, anh Dân thẳng thắn.

Ở góc độ vi mô, họa sĩ Nguyễn Quốc Dân cho rằng sản phẩm tái sinh sẽ tiết kiệm kinh phí cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,... Tuy nhiên, nếu xét về vấn đề vĩ mô, khi thông điệp tái sinh được lan tỏa, nó có thể mang đến hiệu quả cho kinh tế vùng.

“Chúng ta không can thiệp thô bạo vào không gian, mà cải tạo dần trên nguyên tắc lấy tinh thần văn hóa địa phương làm chủ lực, tôn trọng sự khác biệt của ba không gian, dùng đồ cũ tái sinh mang hơi thở đương đại để kết nối. Nếu cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, du lịch,... cùng tham gia lan tỏa hơi thở tái sinh, kinh tế tuần hoàn, bền vững sẽ hiện hữu”, họa sĩ Nguyễn Quốc Dân khẳng định. 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghĩ nhiều hơn về chuyện tái sinh tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713549211 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713549211 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10