Nghị quyết 128/NQ-CP: Không để tình trạng “cát cứ” khi thực hiện

LINH NGA 20/10/2021 04:00

Cơ quan chức năng cần giám sát xem việc địa phương xây dựng chuẩn mực đã chính xác chưa và thực thi đúng hay không.

gf

Nghị quyết 128 của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả dịch bệnh COVID-19” đánh dấu bước chuyển lớn trong tư duy, quan điểm chống dịch của Việt Nam giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP là vừa bảo đảm thống nhất, thông suốt trên toàn quốc, không “cát cứ”, không chia cắt, tránh mỗi nơi làm một kiểu, vừa đồng thời phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các địa phương.

Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, nguyên tắc là tính thống nhất toàn quốc và vấn đề này được ghi thành 1 câu riêng biệt trong Nghị quyết 128. Đó là: "Các địa phương không được cục bộ cát cứ và ban hành quy định vượt quá mức cần thiết", có nghĩa là không được vượt qua các tiêu chuẩn, tiêu chí mà Bộ Y tế ban hành. Những tiêu chí này là những tiêu chí nguyên tắc, các địa phương không được ban hành quy định vượt quá, đấy là tính cần thiết.

Trong Nghị quyết 128 quy định 9 biện pháp cho 9 lĩnh vực khác nhau, áp dụng 4 cấp độ dịch cho doanh nghiệp, cơ sở, cơ quan, tổ chức và có 4 biện pháp áp dụng cùng 4 cấp độ dịch cho cá nhân. Lưu thông vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, liên tỉnh thì cấp độ 1, 2, 3 đều được hoạt động bình thường, cấp độ 4 hoạt động với một số điều kiện. Hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm thì quy định rất chặt chẽ, bắt đầu từ cấp độ 1 là đã có điều kiện đi kèm rồi, còn đến cấp độ 4 thì phải dừng hoạt động. Vận tải hành khách công cộng hoạt động bình thường, từ cấp độ 2 đến 4 hoạt động có điều kiện hoặc ngừng hoạt động.

“Đây là những nguyên tắc bất di bất dịch, không thể thay đổi”, ông Nhưỡng nhấn mạnh và cho rằng, hiểu được Nghị quyết 128 để thực hiện cho đúng, để lập lại trật tự là cả một vấn đề.

Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về những kết quả bước đầu của công tác phòng chống dịch trong đợt dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ nguyên tắc: "Triển khai Nghị quyết 128 phải nhất quán, thông suốt từ Trung ương xuống địa phương; cấp dưới phải phục tùng cấp trên; địa phương tuyệt đối không được ban hành các quy định trái với chỉ đạo của cấp trên".

Khẳng định câu chuyện về chỉ đạo từ Chính phủ xuống địa phương là vấn đề người dân rất bức xúc, ông Nhưỡng nêu ví dụ, trên mạng xã hội người ta nói rất nhiều là trên bảo dưới không nghe, đặc biệt là người dân bắt buộc phải tuân thủ các mệnh lệnh của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nhưng cấp tỉnh lại không tuân thủ cấp Trung ương. “Đây là câu chuyện rất khó hiểu”, ông nói.

Cho rằng, từ Nghị quyết đến hành động chúng ta có 3 vấn đề lớn, một là phải hiểu đúng; hai là đánh giá đúng tình hình địa phương; ba là phải đúng quy định nhưng quy định này phải bằng các văn bản quy phạm pháp luật, tránh tình trạng ăn đong, nay chỉ đạo thế này mai chỉ đạo cái khác, vì thế, ông Nhưỡng đề xuất, các địa phương trên cơ sở Nghị quyết 128 thống nhất ban hành các văn bản để quy định ở địa phương mình.

Cũng theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, Nghị quyết 128 sẽ góp phần xóa bỏ tình trạng “phép vua thua lệ làng” thời gian qua ở các địa phương; không để mỗi nơi “cát cứ” khác nhau gây khó dễ cho doanh nghiệp, người dân, từ đó tạo thuận lợi cho lưu thông đi lại.

fdf

Nhiều quy định đi lại ở một số địa phương có thay đổi sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128. (Nguồn ảnh: Báo pháp luật).

Trên cơ sở hướng dẫn chung của các cơ quan chức năng, Bộ Y tế, của địa phương, các doanh nghiệp, người dân chỉ cần tuân thủ, chấp hành.

“Vấn đề ở đây là tính tuân thủ. Doanh nghiệp và người dân bảo đảm tuân thủ quy định, chứ không còn là đi xin phép. Vừa qua, để phòng chống dịch, các ngành các cấp phải đưa ra các biện pháp tình thế. Bây giờ trong trạng thái thích ứng an toàn, mở cửa trở lại thì chúng ta phải loại bỏ các giấy phép con, tạo thông thoáng cho môi trường kinh doanh, kinh tế mới tăng trưởng được”, ông Long nói.

Đồng thời cơ quan chức năng cần giám sát xem việc địa phương xây dựng chuẩn mực đã chính xác chưa và thực thi đúng hay không.

“Dứt khoát lần này chúng ta phải giải quyết bất cập này. Chúng ta phải đồng bộ từ công tác tuyên truyền, tập huấn. Chủ trương là đúng nhưng thực hiện ở các chốt kiểm dịch còn chưa đồng bộ, hiểu chưa đúng, triển khai chưa cụ thể dẫn đến bất cập trong vấn đề lưu thông. Chỉ dừng 1 chiếc xe trên đường 5 phút có thể kéo dài đến 1 tiếng và nhiều km, gây bức xúc cho doanh nghiệp, người dân, gây lãng phí. Chúng tôi đã nhận thức được vấn đề này khi phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh.

Còn lãnh đạo Bộ Y tế nhắc đi nhắc lại nhiều lần quan điểm: “Các quy định của địa phương không được trái với quy định của Trung ương để bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong phòng chống dịch cũng như tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng mục tiêu kép”.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghị quyết 128/NQ-CP: Khắc phục bất cập, vướng mắc trong lưu thông

    Nghị quyết 128/NQ-CP: Khắc phục bất cập, vướng mắc trong lưu thông

    10:45, 19/10/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: “Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới”

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: “Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới”

    20:00, 18/10/2021

  • TP HCM: Để Nghị quyết 128/NQ-CP sớm đi vào cuộc sống

    TP HCM: Để Nghị quyết 128/NQ-CP sớm đi vào cuộc sống

    04:00, 16/10/2021

  • Nghị quyết 128 - Khơi thông dòng chảy cuộc sống (Bài 2): Chiến lược và các bước thực thi

    Nghị quyết 128 - Khơi thông dòng chảy cuộc sống (Bài 2): Chiến lược và các bước thực thi

    17:35, 15/10/2021

  • "Cú hích" cho phục hồi kinh tế nhìn từ Nghị quyết 128

    15:25, 15/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghị quyết 128/NQ-CP: Không để tình trạng “cát cứ” khi thực hiện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO