Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP về việc tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị.
Theo Nghị quyết, trong thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu đô thị đang gặp khó khăn vướng mắc về trình tự thủ tục đầu tư của dự án giữa Luật Đầu tư năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch COVID - 19 nên thị trường xây dựng trầm lắng.
Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì đầu tư kinh doanh và góp phần ổn định thị trường trong thời gian sớm nhất và theo nguyên tắc áp dụng pháp luật năm 2015, Chính phủ quyết định việc áp dụng thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị kể từ ngày 01/7/2015 cho đến ngày Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 có hiệu lực, cụ thể như sau:
Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014; các dự án này không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quyết định của Nghị định số 11/2013.
Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 đồng thời được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định 11, các dự án thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 và quyết định chấp thuận đầu tư của Nghị định số 11.
Đối với các dự án chưa hoặc đang thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 và không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định 11.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan và đảm bảo việc kết nối đồng bộ của các dự án trong mỗi khu vực đô thị.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS. Lê Thành Vinh - Giám đốc Công ty Luật TNHH T&P cho biết thêm, theo Nghị quyết 164/NQ-CP, việc áp dụng thủ tục đầu tư dự án đầu tư khu đô thị kể từ ngày 01/7/2015 (ngày có hiệu lực của Luật Nhà ở 2014 và Luật Đầu tư 2014) cho đến ngày Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực (tức 01/01/2020) sẽ thực hiện theo hướng chỉ áp dụng theo thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở 2014 hoặc Luật Đầu tư 2014 chứ không áp dụng thêm thủ tục chấp thuận đầu tư dự án khu đô thị theo Nghị định 11.
Đối với dự án đã thực hiện cả hai thủ tục này thì sẽ thực hiện theo các quyết định phê duyệt đã có. Đối với dự án chưa thực hiện theo Nghị định 11 thì sẽ không phải thực hiện thủ tục này nữa.
“Quan điểm rõ ràng, dứt khoát ở đây chính là áp dụng hồi tố luôn đối với các dự án đã có trước khi Nghị quyết 164 được ban hành. Điều này không chỉ giúp cắt giảm một khối lượng lớn thủ tục hành chính không cần thiết cho chủ đầu tư mà còn tạo ra sự ổn định tâm lý cho thị trường. Sẽ không còn ai đặt vấn đề đối với những dự án chưa hoàn thành thủ tục chấp thuận đầu tư dự án theo Nghị định 11 nữa” - ông Vinh nhấn mạnh.
Trước đó, theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP HCM - HoREA, tại TP.HCM hiện có tới 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, phải chuyển mục đích sử dụng đất đang bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng.
Nếu tính cả các dự án chưa trình duyệt thì theo HoREA, số lượng dự án bị ngừng triển khai còn nhiều hơn. Điều này làm cho nguồn cung dự án và nguồn cung nhà ở bị sụt giảm rất lớn, dẫn đến giá nhà tăng do cung ít, cầu nhiều và làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
"Loạn quy hoạch" tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính
08:00, 29/10/2020
“Mập mờ” dự án Khu đô thị Sân bay Golden Center
04:20, 14/10/2020
TP. HCM: Sẽ hoàn thành xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm trước năm 2030
19:23, 11/10/2020
Hàng trăm dự án nhà ở tiếp tục "ách tắc" vì vướng luật
03:00, 02/09/2020
Hà Nội cần xốc tới hơn nữa, giải quyết "mạch nguồn" của các ách tắc
15:18, 20/04/2020