Nghịch lý thị trường viên nén gỗ

THY HẰNG 18/02/2023 02:17

Cứ ngỡ, giá viên nén gỗ tăng đột biến như thế thì các nhà máy chế biến viên nén của Việt Nam sẽ trúng to. Thế nhưng thực tế không phải vậy.

>>>Thách thức "kìm chân" doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ

Mặc dù chứng kiến giá trị xuất khẩu lập kỷ lục cao nhất 10 năm gần đây, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ đang đối mặt những khó khăn, đặc biệt, khó khăn với những nhà máy đã ký kết hợp đồng lâu dài và nguy cơ đóng cửa với cả những nhà máy đang xây dựng khi thị trường có dấu hiệu "hạ nhiệt".

Cứ ngỡ, giá viên nén gỗ tăng đột biến như thế thì các nhà máy chế biến viên nén của Việt Nam sẽ trúng to. Thế nhưng thực tế không phải vậy.

Cứ ngỡ, giá viên nén gỗ tăng đột biến như thế thì các nhà máy chế biến viên nén của Việt Nam sẽ trúng to. Thế nhưng thực tế không phải vậy.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Chi hội trưởng Chi hội viên nén thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài, hiện Việt Nam có khoảng trên 80 doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ. Thị phần được chia đều cho 2 thị trường, những doanh nghiệp nằm trong khu vực miền Trung hầu hết xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, còn những doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ ở miền Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Đó là nói chuyện trước đây, còn bây giờ, sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra làm mất nguồn cung khí đốt từ Nga cho các quốc gia khu vực châu Âu, viên nén gỗ của Việt Nam lại có thêm thị trường các nước châu Âu với nhu cầu rất lớn.

Cũng vì đó, giá cả của viên nén liên tục “nhảy múa”, đến cuối quý IV/2022, viên nén gỗ xuất khẩu lập đỉnh giá, tăng đến 190 USD/tấn.

“Cứ ngỡ, giá viên nén gỗ tăng đột biến như thế thì các nhà máy chế biến viên nén của Việt Nam sẽ trúng to. Thế nhưng thực tế không phải vậy, chỉ có những nhà máy chế biến viên nén mới hoạt động mới được hưởng lợi từ việc viên nén tăng giá đột biến, còn những nhà máy hình thành trước đây đã ký hợp đồng dài hạn với các đối tác Nhật Bản thì phải đối mặt với khó khăn vô vàn, nhất là những nhà máy đang hoạt động tại khu vực miền Trung”, ông Phong cho biết.

Lý giải về nghịch lý nói trên, ông Nguyễn Thanh Phong chia sẻ: “Đối với các đối tác Nhật Bản, khi đã ký kết hợp đồng dài hạn rồi thì bây giờ khó mà đàm phán để thay đổi giá. Trong khi từ lúc các mặt hàng viên nén và dăm gỗ xuất khẩu mạnh, giá gỗ rừng trồng trong nước cũng tăng cao chóng mặt. Đơn cử như ở Bình Định, vào năm 2021 giá gỗ rừng trồng chỉ có 1,2 - 1,3 triệu đồng/tấn thì đến năm 2022 đã tăng đến 1,8 - 1,9 triệu đồng/tấn. Muốn duy trì sản xuất, các doanh nghiệp chế biến viên nén phải cạnh tranh nguyên liệu với các nhà máy chế biến dăm gỗ, một sự cạnh tranh đầy thất thế. Bởi, giá xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc cũng tăng theo giá mua nguyên liệu, còn giá viên nén xuất khẩu sang Nhật Bản cứ “dậm chân tại chỗ” theo hợp đồng đã ký. Trước thực trạng trên, những doanh nghiệp chế biến viên nén gỗ không dám đẩy mạnh sản xuất, dẫn tới sản lượng không tăng dù giá bán rất tốt”.

>>>Bùng nổ xuất khẩu, viên nén gỗ hướng đến mục tiêu hàng tỷ USD

Thực tế, dự báo tình hình thị trường đầu ra và sản xuất năm 2023 của Nhóm nghiên cứu Forest Trade của Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam vừa đưa ra cũng cảnh báo xuất khẩu mở rộng vào nửa đầu của năm 2022 tạo ra làn sóng đầu tư vào sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam, đặc biệt là từ nửa cuối cùng năm. Tuy nhiên các nhà máy đang xây dựng đứng trước nguy cơ “đóng cửa” trước khi hoàn thành.

“Thị trường xuất khẩu đã trải qua giai đoạn “sốt” với mức giá xuất khẩu đang giảm nhanh, có thể sẽ gây ra tác động tiêu cực rất lớn đặc biệt đối với các nhà máy mới hoặc đang được xây dựng”, Forest Trade dự báo.

giá cả của viên nén liên tục “nhảy múa”, đến cuối quý IV/2022, viên nén gỗ xuất khẩu lập đỉnh giá, tăng đến 190 USD/tấn.

Giá cả của viên nén liên tục “nhảy múa”, đến cuối quý IV/2022, viên nén gỗ xuất khẩu lập đỉnh giá, tăng đến 190 USD/tấn.

Theo thống kê không chính thức từ một số doanh nghiệp trong ngành, năm 2022 đã có khoảng 70 nhà máy sản xuất viên nén được được xây dựng. Đến nay, một số nhà máy đã hoàn thành, nhiều nhà máy vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Trong số 70 nhà máy này có khoảng 20 nhà máy lớn, sử dụng công nghệ EU; 50 nhà máy sử dụng công nghệ Việt Nam và Trung Quốc. Hiện giá xuất khẩu viên nén đang giảm, giá nguyên liệu đầu vào sau một thời gian “sốt giá” cũng đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.

Lãi suất ngân hàng đang ở mức cao. Đối với các nhà máy đã hoặc đang trong quá trình hoàn thiện mà phải sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng hiện đang chịu sức ép rất lớn. Các nhà máy không trường vốn, đặc biệt là các nhà máy có quy mô nhỏ, có thể có nguy cơ đóng cửa.

Theo đánh giá của một số doanh nghiệp, năm 2023 có thể là một năm thanh lọc đối với các doanh nghiệp trong ngành. Ngành viên nén sẽ không còn là một ngành hấp dẫn như trong năm 2022. 

Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng xuất khẩu viên nén của Việt Nam tăng mạnh trong năm 2022. Lượng xuất khẩu năm đạt trên 4,9 triệu tấn, tăng 39,4% so với 2021. Giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt trên 787 triệu USD, tăng hơn 90% so với 2021. Lượng và giá trị xuất khẩu hàng tháng trong năm 2022 hầu như tăng mạnh so với cùng kỳ 2021. Giá viên nén xuất khẩu trung bình năm 2022 ở mức cao kỷ lục so trong 10 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu Forest Trade dự báo tình hình thị trường đầu ra và sản xuất năm 2023 sẽ có nhiều yếu tố tác động khiến mặt hàng này “hạ nhiệt”.

Có thể bạn quan tâm

  • Thách thức "kìm chân" doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ

    00:11, 31/10/2022

  • Bùng nổ xuất khẩu, viên nén gỗ hướng đến mục tiêu hàng tỷ USD

    01:00, 29/10/2022

  • Áp dụng thuế suất xuất khẩu 5% hoặc 10% cho mặt hàng viên nén gỗ là bất hợp lý

    03:10, 15/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghịch lý thị trường viên nén gỗ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO