Đằng sau động thái "quy ẩn" của Người sáng lập JD.com

NHA TRANG 21/09/2021 02:00

Richard Liu, đồng sáng lập trang thương mại điện tử JD.com của Trung Quốc sẽ rút khỏi công tác điều hành, tập trung đào tạo trẻ.

Mới đây, JD.com cho biết sẽ bổ nhiệm Xu Lei làm Chủ tịch đầu tiên của tập đoàn. Đây là động thái mở đường cho nhà sáng lập kiêm CEO Richard Liu lùi về phía sau để tập trung cho chiến lược dài hạn và đào tạo quản lý trẻ tuổi.

Khởi tạo từ gian khó

Liu sinh ra tại Liu Qiangdong thuộc Suqian, tỉnh Giang Tô, ngôi làng cách Thượng Hải khoảng 400km về phía Tây Bắc. Ông lớn lên trong giai đoạn Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế. Dù đất nước đang trải qua thời kỳ tăng trưởng bùng nổ, quê hương cũng như gia đình Liu vẫn rất nghèo khó. Ông sống trong gia cảnh bần hàn trong hầu hết năm tháng tuổi trẻ. Trong một bài phát biểu về thời trung học của mình hồi năm ngoái, Liu cho biết ông từng mơ về bữa cơm có thịt bởi khi đó mỗi năm ông chỉ được ăn thịt 1 - 2 lần.

nhà sáng lập kiêm CEO Richard Liu lùi về phía sau để tập trung cho chiến lược dài hạn và đào tạo quản lý trẻ tuổi.

Nhà sáng lập kiêm CEO Richard Liu lùi về phía sau để tập trung cho chiến lược dài hạn và đào tạo quản lý trẻ tuổi.

Liu kể lại rằng khi ông đỗ vào đại học Renmin - trường hàng đầu tại Bắc Kinh, cả làng đã giúp ông đi học.

"Họ góp tổng cộng 76 quả trứng và 500 Nhân dân tệ (73 USD theo tỷ giá hiện tại) để giúp tôi nắm lấy cơ hội đổi đời", Liu cho biết trong một đăng tải trên blog của công ty.

Sau khi tốt nghiệp đại học, hầu hết bạn học của Liu muốn làm việc cho cơ quan nhà nước hoặc đi du học. Nhưng ông không muốn trở thành công chức và cũng không có tiền đi du học. Ông cũng nhận thức được rằng gia đình mình quá nghèo, thậm chí không đủ tiền trả tiền thuốc cho bà.

"Tôi cần phải kiếm tiền để chữa bệnh cho bà", Liu chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ hồi tháng 1.

Vì vậy, năm 1998, ông thành lập công ty bán phụ kiện máy tính tại trung tâm công nghệ cao Zhongguancun ở phía tây bắc Bắc Kinh. Tới năm 2013, công ty của ông mở rộng ra bán hàng chục loại hàng hóa.

Tuy nhiên, khi dịch SARS bùng nổ tại Trung Quốc, khách hàng và nhân viên đều không muốn ra ngoài vì sợ bị nhiễm loại virus chết người. Do đó, Liu đóng các cửa hàng và cho phép hầu hết nhân viên làm việc ở nhà trong lúc ông cùng các quản lý tìm cách.

"Một ngày sau đó, một trong các quản lý của chúng tôi nói: 'tại sao chúng ta không bán hàng qua mạng internet?'", Liu nói tại một hội nghị bán lẻ hồi đầu năm. "Nhờ thế chúng tôi không cần gặp gỡ khách hàng. Cũng không còn các rủi ro từ cả hai bên".

Năm sau đó, Liu xây dựng nền tảng thương mại điện tử mà sau này trở thành JD.com. Công ty niêm yết trên sàn Nasdaq vào năm 2014. Chỉ trong 2 ngày sau bê bối ở Mỹ của ông Liu, JD đã mất 16% vốn hóa, tương đương 7,2 tỷ USD. Công ty này hiện có vốn hóa khoảng 40 tỷ USD.

JD.com hiện là hãng thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Trung Quốc, sau Alibaba của tỷ phú Jack Ma. Sớm nhập cuộc trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh tại Trung Quốc đã giúp Liu, 45 tuổi, trở thành một trong những tỷ phú công nghệ giàu nhất tại nước này với tài sản ước tính hơn 7 tỷ USD.

Nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, Liu cho biết ông muốn công ty của mình chỉ bán hàng thật và kiểm soát toàn bộ quy trình giao hàng tới tay khách hàng.

JD đã xây dựng mạng lưới vận tải khổng lồ, khai thác hàng trăm cửa hàng và nhà kho trên khắp Trung Quốc. Sử dụng mọi phương tiện từ xe đạp cho tới máy bay tự lái, công ty này hiện giao 90% hàng hóa đặt mua trên JD.com tới tay khách hàng trong ngày hoặc ngày hôm sau.

JD.com bán đủ loại hàng hóa từ thời trang cao cấp cho tới thực phẩm tươi, nhắm tới nhóm khách hàng giàu có tại Trung Quốc. Các thương hiệu lớn như bán lẻ Muji, đồng hồ xa xỉ Chopard hay xe sang BMW là các gian hàng hàng đầu trên trang bán hàng trực tuyến với hơn 300 triệu người dùng này.

Khẩu ngữ "hàng thật, giao ngay trong ngày" của JD như "cú đánh trực diện" vào Alibaba cũng như các đối thủ khác vốn thường bị phàn nàn về việc không đủ mạnh tay trong việc ngăn chặn hàng giả khỏi nền tảng của mình.

Ở ẩn - Xu thế tất yếu?

Động thái trên đã khiến ông Liu trở thành Giám đốc điều hành (CEO) tầm cỡ mới nhất rút khỏi vị trí đương nhiệm, giữa bối cảnh Chính phủ Trung Quốc đang tăng cường giám sát các công ty công nghệ.

Xu Lei được bổ nhiệm làm chủ tịch JD.com, phụ trách việc điều hành hàng ngày cho tập đoàn. Ảnh: Bloomberg.

Xu Lei được bổ nhiệm làm chủ tịch JD.com, phụ trách việc điều hành hàng ngày cho tập đoàn. Ảnh: Bloomberg.

Thông báo trên nêu rõ, Richard Liu, một trong những người thành lập tập đoàn JD.com vào năm 1998, sẽ "dành nhiều thời gian hơn để xây dựng các chiến lược dài hạn của tập đoàn”.

"Nhìn về tương lai, thiết kế chiến lược dài hạn đúng đắn, sự lớn mạnh và phát triển của các tài năng trẻ, sự phát triển lành mạnh và có sự phối hợp của các đơn vị kinh doanh khác nhau sẽ tiếp tục là động lực cho JD, trong việc thực hiện những việc khó khăn và thách thức nhất, nhưng những điều đúng đắn và giá trị nhất cho ngành, “Liu nói trong tuyên bố.

Việc ông Liu rời khỏi ghế CEO của JD.com diễn ra sau khi một số nhà lãnh đạo các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc cũng lần lượt rời xa các vai trò lãnh đạo nổi bật.

Điều này diễn ra sau khi họ rơi vào “tầm ngắm” của các cơ quan quản lý vì liên quan tới các vụ sáp nhập, phát hành cổ phiếu ra lần đầu công chúng (IPO), cạnh tranh không lành mạnh và điều kiện làm việc không tốt.

Các cơ quan quản lý hiện đang giám sát chặt chẽ hoạt động của những hãng công nghệ lớn như Alibaba, Tencent và Didi.

JD.com là một công ty thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc và là đối thủ cạnh tranh của Alibaba. JD.com không đưa ra lý do cụ thể cho sự thay đổi nhân sự lãnh đạo này.

Trước đó, Colin Huang, nhà sáng lập nền tảng công nghệ nông nghiệp Pinduoduo và Zhang Yiming, nhà sáng lập ByteDance, chủ sở hữu TikTok đã từ bỏ vị trí lãnh đạo để tập trung vào chiến lược kinh doanh dài hạn hoặc theo đuổi kế hoạch cá nhân.

Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, cũng ít xuất hiện với vai trò lãnh đạo sau khi tập đoàn tài chính Ant Group bị "thổi còi".

Những tên tuổi kể trên đại diện cho thế hệ tỷ phú trẻ thành danh từ các công ty công nghệ do họ lập ra. Đây đều là những doanh nghiệp được hình thành trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế Internet trong hai thập kỷ qua của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong khi CEO các công ty công nghệ phương Tây thường nghỉ hưu khi cao tuổi, những tỷ phú này bắt đầu rút khỏi vai trò điều hành khi còn khá trẻ. Liu hiện 47 tuổi, Yiming 38 tuổi và Huang 41 tuổi.

Việc rút lui được cho là do sức ép của chính phủ Trung Quốc ở mảng công nghệ trong năm nay. "Các doanh nhân trong ngành biết rằng giới tỷ phú hiện có thể phải chịu sức ép khủng khiếp trong hệ thống luật pháp của Trung Quốc", Phó giáo sư Victor Shih của Đại học California, nhận xét.

Theo ông, các tỷ phú công nghệ dường như không còn chắc chắn ở vị trí hiện tại, dù từng là "công thần" giúp nền công nghệ Trung Quốc phát triển như ngày nay. Do đó, họ chọn một chức danh khác thấp hơn để dễ đứng hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Cha đẻ của giống gạo ngon nhất thế giới

    Cha đẻ của giống gạo ngon nhất thế giới "nhọc nhằn" giữ thương hiệu

    01:03, 20/09/2021

  • Người sáng lập eBay: Khi tiền không phải là tất cả!

    Người sáng lập eBay: Khi tiền không phải là tất cả!

    04:47, 19/09/2021

  • Nghệ thuật quản trị của Rockefeller

    Nghệ thuật quản trị của Rockefeller

    03:24, 18/09/2021

  • Thủ lĩnh tinh thần của Huawei

    Thủ lĩnh tinh thần của Huawei

    03:00, 17/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đằng sau động thái "quy ẩn" của Người sáng lập JD.com
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO