Hai xu hướng mới nổi được cho là sẽ tiếp tục định hình lại hành vi của người tiêu dùng tại Việt Nam bao gồm mức độ tin cậy ngày càng tăng và sự tăng cường sử dụng nền tảng trực tuyến.
>>>Người tiêu dùng Việt Nam: (Kỳ 1) Sự lạc quan phục hồi rõ rệt
Theo báo cáo Khảo sát “Người tiêu dùng Việt Nam: Phục hồi, tái cân bằng và đổi mới” vừa được Deloitte Đông Nam Á công bố, hai xu hướng mới nổi được cho là sẽ tiếp tục định hình lại hành vi của người tiêu dùng tại Việt Nam bao gồm mức độ tin cậy ngày càng tăng và sự tăng cường sử dụng nền tảng trực tuyến.
Cụ thể, về mức độ tin cậy ngày càng tăng của người tiêu dùng. Với việc triển khai thành công chương trình tiêm chủng phòng COVID-19 quốc gia và các chương trình giáo dục y tế liên quan khác - bao gồm nhưng không giới hạn các chương trình liên quan đến thông điệp 5K: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách (giữ khoảng cách an toàn), Không tập trung (tránh các cuộc tụ tập xã hội không cần thiết) và Khai báo y tế, nhiều lo ngại ban đầu của công chúng xung quanh COVID-19 dường như đã giảm xuống đáng kể. Đổi lại, điều này đang tạo ra triển vọng lạc quan cho người tiêu dùng. Theo một nghiên cứu, Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của Việt Nam đạt 113 điểm vào tháng 12 năm 2021 - tăng từ 105 điểm trong giai đoạn trước và chỉ đứng sau Indonesia trong khu vực Đông Nam Á về mức độ lạc quan nói chung.
Bên cạnh đó, báo cáo chỉ ra xu hướng thứ hai là sự tăng cường sử dụng nền tảng trực tuyến. Theo đó, COVID-19 và giai đoạn phong tỏa đã thúc đẩy nhiều hành vi tiêu dùng trực tuyến và tăng động lực chuyên dịch sang các kênh thương mại điện tử.
"Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai, khi việc sử dụng công cụ số trở thành thói quen lâu dài: Theo một ước tính, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp ba lần, từ 13 tỷ USD vào năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 20256 . Sự gia tăng của phương pháp thanh toán kỹ thuật số cũng góp phần thúc đẩy nhanh xu hướng này tại Việt Nam", báo cáo của Deloitte nêu rõ.
Theo một cuộc khảo sát với 15.000 nhà bán lẻ, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 73% tổng số giao dịch vào năm 2021, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Chuyển khoản ngân hàng là phương thức thanh toán kỹ thuật số phổ biến nhất, tiếp theo là ví điện tử, mã QR, thẻ ngân hàng và cổng thanh toán.
Bên cạnh đó, báo cáo cho thấy, tại Việt Nam, sự lạc quan của người tiêu dùng đang nhanh chóng phục hồi nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19. Mặc dù người tiêu dùng còn dè chừng trong việc tăng tổng mức chi tiêu, họ đang dần phân bổ một phần đáng kể chi tiêu của mình từ các nhu cầu thiết yếu sang các khoản chi tiêu tùy thích.
"Mức độ lạc quan của người tiêu dùng cao hơn. Với việc đại dịch COVID-19 đang được kiểm soát, chúng tôi nhận thấy mức độ lạc quan và sự tự tin cao từ những người trả lời khảo sát. Nhìn chung, 56% số người trả lời khảo sát cảm thấy lạc quan đối với triển vọng kinh tế ngắn hạn, trong khi 77% đưa ra quan điểm lạc quan về triển vọng kinh tế trung hạn (được định nghĩa là triển vọng kinh tế trong một đến ba năm tiếp theo). Những con số này thể hiện sự gia tăng đáng kể về mức độ lạc quan so với một năm trước, lần lượt là 45% và 60%", Deloitte đánh giá.
>>>Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Kỳ vọng lần sửa đổi trong năm 2023
Đáng chú ý, thực tế là mức độ lạc quan cao này đi kèm với mức độ tiếp nhận tương đối cao để tham gia vào các hoạt động kinh tế chính như đi làm và mua sắm tại cửa hàng. Đây có thể là kết quả của cảm giác an toàn cao hơn của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt khi một tỷ lệ đáng kể dân số đã được tiêm vắc-xin hoàn toàn, và cho thấy sự sẵn sàng chuyển dịch sau dư chấn của đại dịch.
Nhìn chung, Deloitte đánh giá, "thận trọng" vẫn là từ khóa, trong khi hơn 4/5, tương đương 82% người trả lời khảo sát mong đợi mức thu nhập hộ gia đình hàng tháng của họ tăng lên, chỉ thiểu số hoặc 12% trong số họ có ý định tăng mức chi tiêu hiện tại, và 96% trong số họ dự định tăng hoặc duy trì mức tiết kiệm của mình.
Cùng với sự khác biệt về địa lý nói trên, những người trả lời khảo sát từ Hà Nội cũng bày tỏ thái độ thận trọng nhất, trong khi những người từ Cần Thơ lạc quan nhất về mức thu nhập hộ gia đình hàng tháng ngắn hạn của họ.
"Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng những khác biệt này có xu hướng thu hẹp trong trung hạn khi những người trả lời khảo sát ở cả bốn thành phố đều bày tỏ kỳ vọng giống nhau về sự thay đổi dự kiến đối với mức thu nhập hộ gia đình hàng tháng của họ", Deloitte đánh giá.
Đồng thời nhận định, nhìn chung, những phát hiện này cho thấy người tiêu dùng ở các thành phố phía Bắc nhận định rằng việc phục hồi kinh tế sẽ diễn tra trong thời gian lâu dài hơn, trong khi người ở các thành phố phía Nam hoặc trung tâm mong đợi một sự phục hồi nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, một quan sát thú vị là các thành phố miền Trung và miền Nam lạc quan về sự gia tăng mức thu nhập theo hộ gia đình hàng tháng thông qua ý định tăng mức tiết kiệm hơn là chi tiêu. Một lời giải thích khả thi cho điều này có thể do người tiêu dùng ở các thành phố này đã trải qua thời gian dài cách ly, khiến họ tăng cường tiết kiệm để chống lại những bất ổn trong tương lai.
Tăng mức chi tiêu tùy thích. Về thói quen chi tiêu, những người trả lời khảo sát dường như đã phân bổ lại một phần đáng kể chi tiêu hàng tháng của họ trong năm ngoái, từ nhu cầu thiết yếu và hướng tới các danh mục sản phẩm tùy thích - cụ thể là hàng tiêu dùng giải trí và sản phẩm định hình phong cách sống.
Một lý do quan trọng cho điều này đến từ việc giảm việc mua sắm cho mục đích tích trữ trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19, khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn và các cửa hàng đóng cửa dẫn đến thực tế hết hàng tồn kho cho danh mục nhu yếu phẩm. Sau đó, nguồn cung của các nhu yếu phẩm đã tương đối ổn định, người tiêu dùng sẽ giảm nhu cầu tiếp tục mua sản phẩm đó với số lượng lớn.
Theo quan sát của chúng tôi, hơn một phần ba hoặc 34% số người trả lời khảo sát vẫn có ý định tăng mức chi tiêu của họ cho các nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, điều này nên được xem xét kết hợp với việc người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm có chất lượng tốt hoặc cao cấp hơn, thay vì động thái tích trữ. Thật vậy, 75% người trả lời khảo sát đã bày tỏ sự sẵn sàng chi trả đối với danh mục sản phẩm thiết yếu, điều này cho thấy sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng từ số lượng sang chất lượng.
Tương tự, ý định tăng chi tiêu cho các sản phẩm định hình phong cách sống - đặc biệt cho các danh mục phụ Thể dục – Thể thao và Mỹ phẩm & Chăm sóc sắc đẹp - cũng là một dấu hiệu khác cho thấy ngành tiêu dùng Việt Nam đang nhanh chóng phục hồi sau đại dịch. Đáng chú ý là những người trả lời khảo sát (67%) rất sẵn lòng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm chất lượng tốt hơn hoặc cao cấp hơn trong danh mục sản phẩm định hình phong cách sống.
"Tuy nhiên, xu hướng này đang có sự đảo ngược với Hàng tiêu dùng giải trí: chỉ 3% người trả lời khảo sát có ý định tăng mức chi tiêu của họ cho danh mục này. Một lý do dẫn đến điều này là sự thay đổi cơ bản của người tiêu dùng sang giải trí tại nhà nhiều hơn và tránh xa các hoạt động giải trí bên ngoài, thực tế này được thúc đẩy một phần bởi các biện pháp giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 dẫn đến việc đóng cửa các cơ sở vật chất trong các đợt trước đó của đại dịch", Báo cáo của Deloitte nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 02/02/2023
04:15, 02/02/2023
03:30, 28/01/2023
05:00, 14/01/2023