Tài sản công là nguồn lực rất lớn và quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia nhưng tài sản công của Việt Nam hiện chỉ bằng khoảng 1 - 1,2 lần GDP.
Ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công không chỉ gói gọn các loại tài sản do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hay đơn vị lực lượng vũ trang quản lý mà còn bao gồm tài sản kết cấu hạ tầng, các tài sản xác lập quyền sở hữu, các loại tài sản tại doanh nghiệp, các loại tài nguyên, khoáng sản...
Việc phân loại rõ ràng tài sản công theo các nhóm quy định trong luật còn đảm bảo việc sử dụng, quản lý tài sản theo các nguyên tắc định sẵn, từ đó, tài sản được sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch; ngăn chặn, đẩy lùi thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng đã phát hiện và kiến nghị xử lý nhiều sai phạm trong sử dụng ngân sách, tài chính công, tài sản công. Năm 2018 tổng hợp sơ bộ kết quả xử lý tài chính của 140 báo cáo kiểm toán đã thu về ngân sách nhà nước hơn 8.300 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước17.555 tỷ đồng. Đặc biệt là việc sử dụng đất chưa đúng mục đích được giao, thuê đất gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.
Bất cập nêu trên do hai nhóm nguyên nhân. Thứ nhất, chưa rõ trách nhiệm của các chủ thể thực thi quyền tài sản công, gồm người định đoạt tài sản, người chiếm hữu hay quản lý tài sản và người sử dụng tài sản. Thứ hai, nội dung các quyền tài sản công chưa đầy đủ và thiếu minh bạch.
Có thể bạn quan tâm
Chuyên gia mách nước quản lý tài sản công hiệu quả
04:50, 12/11/2020
Sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư BT
19:44, 15/08/2019
Tổ chức vi phạm sử dụng tài sản công bị phạt tới 200 triệu đồng
12:18, 15/07/2019
Đề án giãn dân phố cổ Hà Nội (KỲ VI): Cần thiết thu hồi tài sản công
06:30, 12/07/2019