NGUY CƠ LỚN CỦA ĐBSCL: Làm sao để không bị nuôi tôm “10 vụ mất 4”

Diendandoanhnghiep.vn Tuy là nền xuất khẩu tôm lớn, nhưng ĐBSCL nuôi tôm 10 vụ chỉ “ăn” có 6. Dự án ShrimpTechVietnam ra đời với sự hợp tác của các đơn vị Hà Lan nhằm cải thiện tình trạng này của bà con.

>> NGUY CƠ LỚN CỦA ĐBSCL: Để hóa giải, cần những con rồng tỉnh giấc

Ảnh Đình Đại

Diễn đàn Kinh doanh Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh Đình Đại

Diễn đàn Kinh doanh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Cơ quan đại diện ngoại giao Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với VCCI Cần Thơ và Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam tổ chức.

Trong diễn đàn, Hà Lan tiến hành cập nhật chương trình nghị sự Việt Nam - Hà Lan tại ĐBSCL và giới thiệu các giải pháp của Hà Lan để giải quyết những thách thức ở vùng ĐBSCL.

Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu tôm lớn thứ hai thế giới. Theo Hiệp hội Nuôi trồng và Xuất khẩu Hải sản Việt Nam (VASEP), Hà Lan là thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lớn thứ hai EU. Hơn 95% tôm sú đen và 75% tôm sú trắng Việt Nam được nuôi trồng tại ĐBSCL. Tổng lượng sản xuất tôm của Việt Nam ước tính 650,000 tấn mỗi năm.

Mặc dù phát triển nhanh, thế nhưng chính điều này khiến ngành nuôi trồng tôm ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng gặp nhiều vấn đề. Chẳng hạn tỷ lệ bệnh chết nhiều vì áp dụng không đúng cách hệ thống nuôi trồng; hoặc không nuôi theo mô hình bền vững, lạm dụng chất kháng sinh, ảnh hưởng chất lượng tôm và môi trường. Chất lượng tôm xấu, không đạt chuẩn cũng khiến nhiều lô tôm bị trả về.

Ông Arjen Roem, Giám đốc Tiếp thị của Skretting Vietnam, một công ty tham gia dự án ShirmpTechVietnam, cho biết: “Hiện nay, người nuôi tôm ở ĐBSCL nuôi 10 vụ chỉ thành công 6 vụ. Mặc dù người nông dân ĐBSCL có thể chấp nhận với tỷ lệ này, nhưng với quan điểm của chúng tôi thì tỷ lệ này quá thấp, cần phải cải thiện”.

Theo ông, những nguyên nhân đáng kể nhất khiến năng suất và chất lượng tôm không đạt như kỳ vọng là vấn đề dùng nguồn nước chưa hiệu quả và dùng thuốc kháng sinh chưa đúng trong quá trình nuôi tôm.

Về vấn đề nước, các ao nuôi ở ĐBSCL được đánh giá có chất lượng nước thấp, chứa mật độ vi khuẩn và khí độc cao. Điều này đến từ các nguyên nhân như ao nuôi chưa được đảm bảo hệ thống an toàn sinh học, hệ thống lọc nước không đúng tiêu chuẩn, không có khu vực vệ sinh dụng cụ và người nuôi, thiếu quá trình chẩn đoán tình trạng nước và vật nuôi, cho ăn quá nhiều, xả thải kém, v.v.. Khi đó tôm dễ bị bệnh, màu sắc nhợt nhạt, không đạt tiêu chuẩn.

>> NGUY CƠ LỚN CỦA ĐBSCL: Trữ nước ngọt dưới lòng đất Đồng bằng sông Cửu Long

Ông Arjen Roem, Giám đốc Tiếp thị của Skretting Vietnam phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh Đình Đại

Ông Arjen Roem, Giám đốc Tiếp thị của Skretting Vietnam phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh Đình Đại

Để giải quyết tình trạng này, nhiều nhà nông tìm đến thuốc kháng sinh. Nhưng đa số họ đều dùng theo cảm tính, không dùng đúng loại, liều lượng, không theo khuyến cáo. Điều này dẫn đến tình trạng tôm lờn thuốc, kháng sinh giảm hiệu quả trong những lần điều trị tiếp theo. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn kháng thuốc có thể theo dòng nước lan sang trang trại kế bên hoặc ra sông, ảnh hưởng môi trường và sức khỏe con người.

Trước thực trạng này, dự án ShrimpTechVietnam ra đời nhằm cải thiện bền vững phương thức nuôi tôm hiện nay ở ĐBSCL, đưa ra các giải pháp thay thế cho kháng sinh và xử lý nước thải, tạo điều kiện cho người nuôi tôm Việt Nam tăng sản lượng một cách bền vững.

Là một phần của dự án, công ty Skretting đưa ra giải pháp mô hình nuôi tôm với nền tảng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ba yếu tố chính là thiết kế phù hợp, quản lý hiệu quả và nguồn giống chất lượng. Trong đó tập trung xây dựng vòng bảo vệ sinh học để giúp con tôm tránh các tác nhân gây bệnh và giảm tối đa việc dùng thuốc.

Trang trại nuôi có 35% diện tích là ao nuôi và ươm, và 65% diện tích là ao xử lý và khu vực khử trùng. Tất cả trang thiết bị, phương tiện và con người đều được khử trùng tại khu vực ra vào. Tại khu vực nuôi quy trình đảm bảo an toàn cũng cần được duy trì nghiêm ngặt như sử dụng đồ bảo hộ, khử trùng tay chân bằng cồn 70 độ, khuyến cáo dùng lưới chim phủ toàn bộ trại nuôi để tránh những động vật khác tiếp xúc ao nuôi... Nước từ ngoài sông/kinh đi vào trang trại phải được lọc qua lưới lọc. Các thông số môi trường cần được kiểm tra thường xuyên.

Về con giống, phải đảm bảo con giống tốt có chứng nhận giống sạch bệnh SPF. Phải liên tục theo dõi những chỉ số dinh dưỡng của con giống, đồng thời cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp để tối ưu quá trình phát triển của đàn tôm. Ngoài ra, mô hình cũng hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh để duy trì lợi nhuận bền vững.

Mô hình Success của Skretting và dự án ShirmpTechVietnam kỳ vọng sẽ đem đến phương pháp thực hành nuôi tôm tốt nhất và bền vững nhất cho ĐBSCL, để người nông dân không còn chịu cảnh nuôi 10 vụ chỉ được 6 vụ.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NGUY CƠ LỚN CỦA ĐBSCL: Làm sao để không bị nuôi tôm “10 vụ mất 4” tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713945030 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713945030 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10