NGUY CƠ LỚN CỦA ĐBSCL: Những giải pháp đến từ Hà Lan

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp của Hà Lan đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với Biến đổi khí hậu.

>>> NGUY CƠ LỚN CỦA ĐBSCL: Những thách thức từ biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh lương thực của Việt Nam cũng như với nguồn cung lương thực toàn cầu. Những tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH) tới khu vực ĐBSCL và các giải pháp ứng phó ở khu vực này đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các tổ chức xã hội và các nhà tài trợ.

Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những thách thức lớn về Biến đổi khí hậu.

Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những thách thức lớn về Biến đổi khí hậu.

Mặc dù, trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chương trình, chính sách, định hướng cho các hoạt động ứng phó của các địa phương, nhưng việc đưa những định hướng, chính sách vào thực tế cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Trước những khó khăn, thách thứ đó, Hà Lan với những thế mạnh trong các lĩnh vực như quản lý và quản trị nguồn nước, phát triển nông nghiệp bền vững và logistics…trong thời gian qua đã có nhiều hợp tác cũng như hỗ trợ cho các địa phương trong khu vực ĐBSCL nhằm ứng phó với BĐKH.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh doanh Việt Nam – Hà Lan cho ĐBSCL mới đây, bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam cho biết, để cụ thể hóa những dự án hỗ trợ ĐBSCL, Hà Lan đã đầu tư khoảng 50 triệu USD từ ngân sách nhà nước và nguồn lực tư nhân cho các dự án và sáng kiến tại khu vực này.

Tại Vĩnh Long, Chính phủ Hà Lan đã ký thỏa thuận viện trợ không hoàn lại 19,5 triệu USD cho dự án trị giá 202,2 triệu USD hỗ trợ tỉnh này thích ứng với BĐKH và bảo vệ người dân trước rủi ro lũ lụt.

Khoản viện trợ không hoàn lại của Hà Lan trước hết sẽ được dành để xây dựng nhà máy xử lý nước của TP Vĩnh Long. Ngoài ra, dự án còn hướng đến mục tiêu cải thiện khả năng tiếp cận các công trình hạ tầng, kết nối và giảm thiểu rủi ro ngập lụt ở khu vực đô thị Vĩnh Long. Cụ thể dự án có các hợp phần như quản lý rủi ro lũ lụt và vệ sinh môi trường; giảm thiểu rủi ro lũ lụt và thoát nước đô thị; thu gom và xử lý nước thải; xây dựng hành lang cho các chiến lược phát triển; và phát triển khu tái định cư.

>>> Hà Lan và Đồng bằng sông Cửu Long có thể bổ khuyết cho nhau

Theo Đại sứ quán Hà Lan, dự án trên phù hợp và thể hiện những yếu tố cốt lõi trong Thỏa thuận đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước do Chính phủ hai nước Việt Nam và Hà Lan ký kết vào năm 2010.

Các chuyên gia và doanh nghiệp của Hà Lan trình bày những giải pháp nhằm giúp ĐBSCL ứng phó với Biến đổi khí hậu tại Diễn đàn kinh doanh Việt Nam – Hà Lan cho ĐBSCL - Ảnh: Đình Đại.

Các chuyên gia và doanh nghiệp của Hà Lan trình bày những giải pháp nhằm giúp ĐBSCL ứng phó với Biến đổi khí hậu tại Diễn đàn kinh doanh Việt Nam – Hà Lan cho ĐBSCL - Ảnh: Đình Đại.

Ngoài những dự án đã và đang triển khai hỗ trợ các tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL như nâng cao chất lượng trái cây Việt Nam; trữ nước ở ĐBSCL; chuyển đổi rác thải nông nghiệp thành năng lượng ở tỉnh Hậu Giang; dự án trung tâm logistics và cảng hạ lưu Cái Mép Hạ..., các chuyên gia, nhà khoa học của Hà Lan cũng đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ người dân đồng bằng thuận thiên với BĐKH, phát triển nông nghiệp bền vững, nuôi trồng thủy sản thân thiện môi trường và giải pháp quản lý nguồn nước vừa đảm bảo sinh hoạt vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp...

Theo Sepehr Eslami, chuyên gia nước của Hà Lan, xâm nhập mặn tăng cao trong thời gian ngắn; hệ thống nước ngầm bị sử dụng quá mức ở khu vực nông thôn là vấn đề cần sớm triển khai các giải pháp để hạn chế vấn nạn sụt lún đất hiện nay ở ĐBSCL.

Do đó, những giải pháp mà ông đưa ra cho ĐBSCL chính là làm sao để có thể sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả. Những vành đai ngăn mặn phải được duy trì giống như một hệ thống đê điều, một công trình để bảo vệ tự nhiên cho vùng ĐBSCL và trong tình trạng nước dâng cao, thay vì phải nâng cao các con đập thì chúng ta sẽ có những con đập để điều tiết và trung hòa nguồn nước.

Bên cạnh đó, ông cho rằng, cần phải hướng dẫn người dân thay đổi phương thức canh tác giúp thích ứng với xâm nhập mặn và sụt lún đất; tưới tiết kiệm thay thế cho tưới tràn; lưu trữ lượng nước ngọt sâu dưới lòng đất để vừa cung cấp được nước vào mùa khô vừa giảm được tình trạng sụt lún; lắp đặt hệ thống thẩm thấu nước ngọt (dự án đã và đang triển khai ở tỉnh Trà Vinh).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NGUY CƠ LỚN CỦA ĐBSCL: Những giải pháp đến từ Hà Lan tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714141566 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714141566 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10