EEC cảnh báo về việc các mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) có nguy cơ vượt mức ngưỡng áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020 theo quy định VN-EAEU FTA.
Bộ Công thương cho biết Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) vừa gửi cảnh báo về việc các mặt hàng dệt may của Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan (MFN) xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA) có nguy cơ vượt mức ngưỡng (trigger level) áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020 theo quy định VN-EAEU FTA.
Theo đó, các mặt hàng váy, đầm, quần áo phụ nữ (mã HS 6104.41, 6104.42, 6104.43, 6104.44, 6104.49, 6204.42, 6204.44, 6204.49) của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2020 đã đạt 79,4% mức ngưỡng quy định cho năm 2020.
Theo Bộ Công thương, tại điều 2.10 của Việt Nam-EAEU FTA quy định về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dệt may đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng khi nhập khẩu vào EAEU. Nếu xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế MFN trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.
Hiệp định Việt Nam-EAEU chính thức có hiệu lực từ ngày 5/10/2016, các doanh nghiệp Việt Nam và Liên minh có điều kiện khai thác các ưu đãi thương mại, đầu tư mà hai nước dành cho nhau trong Hiệp định, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư.
Kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu đã tăng trên 25% so với cùng kỳ trong giai đoạn này. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, về phía Việt Nam, các mặt hàng đã tận dụng các ưu đãi của Hiệp định chủ yếu là dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, điện thoại và linh kiện.
Về phía Liên minh Kinh tế Á - Âu, các mặt hàng được hưởng lợi chủ yếu là cá hồi nước ngọt, ngô, phân bón các loại, dầu thực vật, sắt thép, xe tải và một số phương tiện vận tải dùng động cơ diesel... Những sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu sang Việt Nam là các mặt hàng xăng dầu, máy móc, hóa chất, sắt thép, hàng tiêu dùng. Cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và EAEU bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp.
Có thể bạn quan tâm
Gỗ Việt né phòng vệ thương mại như thế nào?
04:50, 28/09/2020
Vận hành hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại: “Lá chắn” cho hàng hóa Việt
05:10, 14/08/2020
Vốn FDI thận trọng vào dệt may
05:00, 18/09/2020
Đứt gãy chuỗi vì đối tác phá sản, doanh nghiệp dệt may “vạ lây”
05:15, 16/09/2020
Doanh nghiệp dệt may đang "bế tắc"
11:00, 25/08/2020