Nguy cơ “pha loãng” cổ phiếu PLX

Ngọc Anh 01/07/2019 05:01

Việc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HoSE: PLX) dự kiến bán 20 triệu cổ phiếu quỹ có nguy cơ làm “pha loãng” cổ phiếu PLX.

kgj

Giá cổ phiếu PLX đã liên tục sụt giảm từ mức 64.000đ/cp xuống tới mức 59.500đ/cp trong thời gian vừa qua.

Trong quý 1/2019, do giá dầu thô thế giới giới tăng mạnh nên Bộ Công thương đã sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để kiềm chế lạm phát. Tính đến tháng 5/2019, Quỹ bình ổn xăng dầu tại PLX đã âm 500 tỷ đồng, buộc PLX phải tạm thời vay ngân hàng để bù bắp.

Ngoài ra, PLX đang có kế hoạch thực hiện kế hoạch đầu tư vào khí hóa lỏng LNG. Dự án kho chứa LNG của PLX tại Nam Vân Phong, Khánh Hòa dự kiến sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2025 với tổng mức đầu tư là 700 triệu USD. Tuy nhiên, trong quy hoạch điện 7 của Chính phủ, có 2 cụm nhà máy sử dụng nhiên liệu LNG cho sản xuất điện là nhà máy điện Nhơn Trạch của PVN và nhà máy điện Phú Mỹ của EVN. Trong đó, PVN đã tự chủ đầu tư vào kho LNG tại Thị Vải để cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện Nhơn Trạch, trong khi EVN dự kiến mua LNG từ LNG Hải Linh (Vingroup), LNG Nam Vân Phong (PLX) để phục vụ cho nhà máy điện Phú Mỹ. Điều này có thể buộc PLX phải sử dụng đường ống vận chuyển, thay vì xe bồn chuyên dụng. Bởi vì, khoảng cách từ kho chứa LNG của PLX ở Nam Vân Phong đến nhà máy điện Phú Mỹ rất xa, khoảng hơn 400 km. Theo đó, PLX phải đầu tư khá lớn cho đường ống vận chuyển LNG.

Có thể bạn quan tâm

  • Toan tính của PLX khi “xả” cổ phiếu quỹ?

    Toan tính của PLX khi “xả” cổ phiếu quỹ?

    11:05, 17/12/2018

  • Cổ phiếu PLX biến động mạnh vì đâu?

    Cổ phiếu PLX biến động mạnh vì đâu?

    04:30, 04/09/2018

  • So găng hai “đại gia” xăng dầu PLX và PVOil

    So găng hai “đại gia” xăng dầu PLX và PVOil

    12:10, 27/09/2017

  • Vì sao Petrolimex

    Vì sao Petrolimex "lừng khừng" thoái vốn?

    06:30, 15/08/2018

  • Petrolimex: Vì sao doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm?

    Petrolimex: Vì sao doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm?

    07:51, 31/05/2018

PLX đang kỳ vọng vào nguồn tiền thu được từ thương vụ sáp nhập PGBank vào HDBank. Hiện tại PLX đang sở hữu 40% cổ phần tại PG Bank, tương đương với 5,8% cổ phiếu HD Bank sau chuyển đổi. Theo đó, thương vụ này sẽ mang lại cho PLX hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2019, nếu hoàn thành như kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, PLX vừa thông báo sẽ bán 20 triệu cổ phiếu quỹ nhằm đảm bảo nguồn vốn kinh doanh và đầu tư. Việc bán cổ phiếu quỹ sẽ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn HoSE, dự kiến từ 2/7 đến 31/7/2019.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2019 của PLX, doanh nghiệp này đang sở hữu hơn 123 triệu cổ phiếu quỹ, với giá vốn 10.000 đồng/cp. Trong khi đó, thị giá PLX chốt phiên giao dịch ngày 28/6 ở mức 59.500đ/cp. Nếu bán hết 20 triệu cổ phiếu quỹ, PLX dự kiến thu về khoảng 1.190 tỷ đồng theo thị giá tạm tính nói trên.

Đây là lần thứ tư PLX bán cổ phiếu quỹ từ khi lên sàn vào tháng 4/2017. Trong đó, PLX đã bán 20 triệu cổ phiếu quỹ ngay sau khi lên sàn. Đến tháng 1/2019, PLX lại thông báo bán tiếp 12 triệu cổ phiếu quỹ, nhưng bất thành do thị trường điều chỉnh mạnh (lúc đó cổ phiếu PLX giảm mạnh xuống 51.000đ/cp). Sau đó, đến tháng 3/2019, PLX đã bán thành công 12 triệu cổ phiếu quỹ.

Nếu PLX bán thành công 20 triệu cổ phiếu quỹ trong tháng 7/2019, thì tổng số cổ phiếu quỹ mà doanh nghiệp này bán ra từ khi lên sàn đến nay lên tới 52 triệu cổ phiếu, cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số lượng cổ phiếu PLX đang lưu hành. Điều này chắc chắn sẽ làm “pha loãng” cổ phiếu PLX.

Mặc dù việc bán cổ phiếu quỹ được thực hiện trong tháng 7, nhưng ngay sau khi có thông tin này, giá cổ phiếu PLX đã liên tục sụt giảm từ mức 64.000đ/cp xuống tới mức 59.500đ/cp khi chốt phiên giao dịch 28/6.

Việc sụt giảm của PLX trong thời gian qua đã khiến kênh tăng giá từ đầu năm 2019 của cổ phiếu này bị phá vỡ. Thanh khoản của cổ phiếu PLX duy trì khoảng 680.000 đơn vị trong 3 tháng qua, nhưng trong 1 tháng qua chỉ còn 436.000 đơn vị. Trong khi đó, MACD, Stochastic, ADX… đã phân kỳ âm, trong RSI cũng đang có dấu hiệu tiêu cực. Theo đó, nếu phá vỡ 58.400đ/cp (MA200), thì PLX có nguy cơ giảm xuống 57.000đ/cp, thậm chí là 50.000- 55.000đ/cp. Trong khi đó, mức kháng cự mạnh đang ở 65.000đ/cp.

PLX đang nỗ lực góp phần đẩy nhanh việc thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này xuống 51%, đồng thời kiến nghị Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại PLX từ 20% lên 49%. Trong khi đó, JX Nippon cũng mong muốn tăng tỷ lệ sở hữu tại PLX từ 8% lên 20%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nguy cơ “pha loãng” cổ phiếu PLX
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO