Nhà đầu tư lo ngại vì các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường liên tục thay đổi

Ngọc Hà 09/06/2018 07:45

Khảo sát của VCCI đã chỉ ra, sự thay đổi thường xuyên của chính sách khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư đang gặp không ít khó khăn.

Trong đó phải kể đến quy định về các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của cơ quan chức năng được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và thường xuyên thay đổi khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư khó lòng thích ứng.

Đây là một trong những vướng mắc, khó khăn phổ biến đã được doanh nghiệp chỉ ra trong quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo hướng dẫn Nghị định 54 trong lĩnh vực dược phẩm làm tăng chi phí doanh nghiệp?

    Dự thảo hướng dẫn Nghị định 54 trong lĩnh vực dược phẩm làm tăng chi phí doanh nghiệp?

    12:01, 01/03/2018

  • Sửa đổi đồng loạt 5 sắc thuế sẽ khiến chi phí doanh nghiệp tăng cao

    Sửa đổi đồng loạt 5 sắc thuế sẽ khiến chi phí doanh nghiệp tăng cao

    13:51, 06/10/2017

  • Doanh nghiệp “chóng mặt” bởi chính sách thay đổi

    Doanh nghiệp “chóng mặt” bởi chính sách thay đổi

    11:00, 27/03/2018

  • Tạo đồng thuận với chính sách thuế

    Tạo đồng thuận với chính sách thuế

    02:59, 12/05/2018

  • Nhà đầu tư

    Nhà đầu tư "giáo dục" khó nhọc vì chính sách

    15:15, 15/05/2018

Được biết, có doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng nhà máy đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải và sử dụng những hoá chất được Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường yêu cầu và đáp ứng các tiêu chuẩn ngành tại thời điểm đó cho phép. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian không lâu sau khi nhà máy được đi vào hoạt động, các tiêu chuẩn ngành đã thay đổi, bổ sung, và có thêm các quy định mới khiến doanh nghiệp phải thay đổi hạng mục hệ thống xử lý nước thải để đáp ứng quy định.

Mặc dù, doanh nghiệp đề xuất lùi thời gian thực hiện việc nâng cấp hệ thống do quá trình kiểm định xử lý nước thải vẫn đạt chuẩn. Tuy nhiên, việc này không được cơ quan quản lý chấp thuận vì lý do luật đã quy định như vậy. Điều này đã gây tốn kém lớn về chi phí và thời gian của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng cũng là lĩnh vực ghi nhận nhiều phản hồi của doanh nghiệp về những bất cập.

Đầu tư xây dựng đang được chỉ ra là lĩnh vực đang còn tồn tại nhiều khó khăn cho doanh nghiệp hơn cả. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Đầu tư xây dựng đang được chỉ ra là lĩnh vực đang còn tồn tại nhiều khó khăn cho doanh nghiệp hơn cả. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Cụ thể, những khó khăn này điển hình là việc không tương thích trong thủ tục giới thiệu địa điểm xây dựng, thiếu rõ ràng về thời điểm cấp giấy phép quy hoạch theo Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và Luật Nhà ở. Bên cạnh đó là sự không thống nhất về thời điểm xác định nhu cầu sử dụng đất, hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư và hồ sơ xác định nhu cầu sử dụng đất...

Ngoài ra cũng phải kể đến các quy định bất hợp lý, chồng chéo, trong pháp luật về đầu tư, đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cũng được điểm danh.

Trong đó phải kể đến quy định về điều kiện vốn tối thiểu của chủ đầu tư trong đấu giá quyền sử dụng đất theo Luật Kinh doanh bất động sản và Luật đất đai; quy định thiếu chi tiết trong Luật Đầu tư, Luật Đất đai và Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có gắn liền với quyền sử dụng đất; quy định không thống nhất về thủ tục đánh giá tác động môi trường theo Luật Đầu tư và Luật Bảo vệ môi trường…

Những hạn chế này đang gây ra sự tốn kém, lãng phí trong hoạt động của doanh nghiệp mặc dù khôn phải là câu chuyện mới.

Theo lý giải từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu đó là do thiếu tính hợp tác trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật nhằm chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư các lĩnh vực có liên quan.

Tuy nhiên, điều đáng nói là, nhiều bất cập, tồn tại đã được chỉ ra, tuy nhiên đến thời điểm rà soát, gỡ bỏ thì nhiều cơ quan, bộ ngành lại chưa “sẵn sàng”, thậm chí cho rằng chưa cần thiết sửa đổi. Có lẽ một lần nữa cái lý “luật đã quy định như vậy”, một lần nữa được đưa ra để làm cái cớ.

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM: “Doanh nghiệp không thể tăng trưởng khi bị đè nén bởi các quy định thể hiện tư duy cũ, quản lý lỗi thời và làm thâm hụt chi phí kinh tế”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhà đầu tư lo ngại vì các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường liên tục thay đổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO