Báo cáo thị trường bất động sản vừa công bố của Bộ Xây dựng cho biết chỉ có 4 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đủ điều kiện được vay theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.
>>Bình Dương: Công nhân khó tiếp cận nhà ở xã hội
Theo Bộ Xây dựng, trong các chính sách nổi bật quý II có Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn các NHTM thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Trong đó có hướng dẫn hỗ trợ lãi suất 2% cho cả những đối tượng thực hiện xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở xã hội.
Có thể bạn quan tâm |
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương đã khởi công 11 dự án với tổng số khoảng 25.850 căn, tổng diện tích xây dựng khoảng 1.292.500m2.
Thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, đến nay có 41/63 địa phương có báo cáo gửi về Bộ Xây dựng, trong đó báo cáo số lượng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang triển khai là 240 dự án, dự kiến nhu cầu vay vốn là 34.552 tỷ đồng; có 82 dự án cải tạo chung cư cũ, dự kiến nhu cầu vay vốn là 6.418 tỷ đồng.
Trên cơ sở rà soát các điều kiện đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, ngày 05/7/2022, Bộ Xây dựng đã công bố danh mục các dự án đủ điều kiện được vay theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, giai đoạn 1 là 4 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, với tổng mức đầu tư là 4.665 tỷ đồng, tổng mức vay dự kiến là 1.751 tỷ đồng.
Trước đó, lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản thông tin sở dĩ chỉ mới 240 dự án được đưa vào danh sách, 236 dự án còn lại của 37 tỉnh, thành phố chưa được đưa vào danh sách các dự án được vay ưu đãi đợt này là vì các địa phương đã giao cho Sở Xây dựng đề xuất danh mục dự án và gửi về Bộ Xây dựng.
Ông Hà Quang Hưng – Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho hay, qua rà soát có nhiều dự án đủ điều kiện nhưng thẩm quyền ban hành văn bản gửi về Bộ Xây dựng chưa đúng.
Cũng theo ông Hưng, hiện các ngân hàng còn băn khoăn về những khách hàng được vay vốn hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31. Cụ thể, đối với các dự án nhà ở xã hội, dự án cải tạo chung cư cũ, các ngân hàng đề nghị làm rõ là cho vay ưu đãi với chủ đầu tư hay nhà thầu thực hiện dự án hoặc cả hai.
Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản trực tiếp làm rõ trường hợp khách hàng được thụ hưởng gói hỗ trợ 2% lãi suất là các “chủ đầu tư” dự án, bao gồm cả các chủ đầu tư thực hiện dự án tháo dỡ toàn bộ và xây dựng lại chung cư cũ.
Trong khi đó, dù Nghị định 31/2022/NĐ/CP được ví như chiếc “phao vàng” giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn lưu động, giúp duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Thế nhưng quy định quá khắt khe khiến nhiều doanh nghiệp khó lòng tiếp cận.
Theo quy định, để được tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất này, DN phải đáp ứng nhiều điều kiện, bao gồm: Thứ nhất, đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn thông thường của các NHTM; Thứ hai, đáp ứng được điều kiện đã ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2022 đến 31-12-2023; Thứ ba, sử dụng vốn đúng mục đích; Thứ tư, chưa được hỗ trợ lãi suất từ NSNN theo các chính sách khác.
Nhận xét về các điều kiện cho vay, ông Phạm Huy Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, cho rằng với các tiêu chí siết chặt như trên doanh nghiệp rất khó tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất này. Bởi tác động của đại dịch Covid-19, với tiêu chí không có nợ xấu, phải có doanh thu, có tài sản bảo đảm, đa số doanh nghiệp khó đáp ứng được.
Có thể bạn quan tâm
Vingroup động thổ dự án nhà ở xã hội tại Thanh Hóa, Quảng Trị
10:00, 27/07/2022
Linh hoạt quỹ đất nhà ở xã hội
01:00, 27/07/2022
Gỡ vướng dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM
03:50, 23/07/2022
Mô hình nhà ở xã hội tập trung
00:15, 21/07/2022
Đà Nẵng: Đề xuất bán nhà ở xã hội cho người đang thuê để tái đầu tư
12:33, 18/07/2022
Bình Dương: Công nhân khó tiếp cận nhà ở xã hội
11:40, 15/07/2022