Doanh nghiệp Mỹ bị bắt vì nhập lậu công nghệ Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Aventura Technologies bị buộc tội nhập thiết bị công nghệ của Trung Quốc sau đó bán lại cho cơ quan chính phủ Mỹ, trong đó có các cơ sở "nhạy cảm" của quân đội Mỹ, thu lợi trên 20 triệu USD.

Aventura Technologies - một doanh nghiệp ở New York - đã bị chính phủ Mỹ buộc tội nhập lậu và gian lận xuất xứ các thiết bị an ninh và giám sát do Trung Quốc sản xuất. Theo đó, doanh nghiệp này đã bán các thiết bị trên cho các cơ quan chính phủ Mỹ, các chi nhánh quân sự và khách hàng tư nhân và gian lận khi công bố đây là các thiết bị sản xuất tại Mỹ.

Căn cứ quân sự Hải quân và tàu sân bay của Mỹ nằm trong danh sách các đơn vị được lắp đặt các thiết bị giám sát của Trung Quốc.

Căn cứ quân sự Hải quân và tàu sân bay của Mỹ nằm trong danh sách được lắp đặt các thiết bị giám sát của Trung Quốc.

Theo các nhà chức trách, số thiết bị này đang được sử dụng trên nhiều tàu và các căn cứ quân sự Hải quân Mỹ ở những nơi khác nhau và các thiết bị có lỗ hổng an ninh mạng. Cùng với đó, kể từ năm 2010, doanh nghiệp này đã kiếm được hơn 20 triệu USD với các hợp đồng liên bang.

Aventura, có trụ sở tại Commack, Long Island, đã bị chính quyền liên bang đột kích vào sáng thứ 5, thu giữ các hộp tài liệu và bằng chứng khác tại công ty. Họ cũng thu giữ 3 triệu USD và một chiếc du thuyền sang trọng dài 70 feet được cho là thuộc sở hữu của Aventura.

Trên website của doanh nghiệp này, Aventura đã giới thiệu công ty là nhà sản xuất phần cứng và phần mềm bảo mật.

Luật sư Richard Donaghue trong một cuộc họp báo ở Brooklyn, New York cho biết: “Vì những gian lận trong xuất xứ khi ký kết các hợp đồng với chính phủ Mỹ, Aventura đã được trả hàng chục triệu USD cho các hệ thống giám sát do Trung Quốc sản xuất, được lắp đặt tại các căn cứ của Quân đội và Không quân, các cơ sở của Bộ Năng lượng, trên các cơ sở của Hải quân Hoa Kỳ, thậm chí trên các tàu sân bay của Mỹ”.

Donaghuse nói rằng Aventura đã thay nhãn mác các thiết bị mà họ nhập khẩu từ Trung Quốc và nêu là sản xuất tại Commack và dán nhãn "Made in the USA" trên thiết bị. Kể từ năm 2010, công ty đã nhận được khoảng 1.000 lô hàng thiết bị điện tử "tinh vi" từ Trung Quốc, theo các nhà chức trách.

Các công tố viên cũng cáo buộc rằng các giám đốc điều hành của Aventura "âm mưu" với các nhà cung cấp Trung Quốc để "sửa đổi" các sản phẩm để che giấu sự thật rằng chúng đã được sản xuất tại Trung Quốc. “Điều này bao gồm sửa đổi các dấu hiệu trên bảng mạch và một số "định danh" nhất định trong mã phần mềm”, Donaghue cho hay.

Hành vi lừa đảo để nhập thiết bị giá rẻ và dán nhãn lại như sản xuất tại Mỹ là tương đối phổ biến tại quốc gia này. Với trường hợp của Aventura là một minh chứng rõ ràng cho cách thức “đổi áo” cho thiết bị giá rẻ từ Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump hạn chế nhập khẩu một số công nghệ Trung Quốc do lo ngại về an ninh quốc giá. Tuy vậy, hiện các thiết bị này vẫn xuất hiện trong chuỗi cung ứng và thậm chí được sử dụng ngay cả trong những cơ sở “nhạy cảm” của chính phủ.

Hiện nay, ngoài Huawei, ZTE đang là hai doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc bị chính quyền Mỹ liệt vào “danh sách đen” thương mại, còn có những “gã khổng lồ” trong ngành giám sát như Hikvision và Dahua Technology.

Cố vấn công nghệ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Michael Kratsios mới đây đã đưa ra cảnh báo Hội nghị thượng đỉnh Web ở Bồ Đào Nha về sự phát triển của ngành công nghệ Trung Quốc. “Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, ảnh hưởng và kiểm soát công nghệ của Trung Quốc sẽ không chỉ làm suy yếu các quyền tự do của công dân của họ, mà là tất cả công dân trên thế giới” - Michael Kratsios cho cảnh báo.

Bên cạnh đó, Kratsios cho biết, bất chấp rủi ro, các doanh nghiệp phương Tây vẫn đang cân nhắc việc mở rộng kết nối với các công ty Trung Quốc, để xây dựng mạng di động thế hệ tiếp theo 5G và phát triển các công nghệ chính như trí tuệ nhân tạo.

Việc lắp đặt các thiết bị giám sát của Trung Quốc nhất là tại các cơ sở nhạy cảm của chính phủ Mỹ đã đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, không chỉ vậy, điều này cho thấy lỗ hổng lớn trong xét duyệt các nhà thầu lắp đặt cho cơ quan chính phủ Mỹ và những khó khăn trong việc chặn công nghệ Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Mỹ bị bắt vì nhập lậu công nghệ Trung Quốc tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714244977 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714244977 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10