Nhân lực cho khu công nghiệp: Chung tay tìm giải pháp

Diendandoanhnghiep.vn Lỗ hổng lớn mà chúng ta cần phải khắc phục trong thời gian sớm nhất đó chính là xây dựng, phát triển và quản lý nguồn nhân lực trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

LTS: Bóc tách những điểm yếu trong quản lý, và phát triển nguồn nhân lực khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp là những đòi hỏi cả trong ngắn hạn và dài hạn. Bởi thực tiễn, đây đang là một rào cản hàng đầu đối với chiến lược phát triển KCN, KKT.

 Tọa đàm “Nhân lực trong KCN, KKT: Thực trạng và giải pháp”p/do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức. Ảnh: Quốc Tuấn

Tọa đàm “Nhân lực trong KCN, KKT: Thực trạng và giải pháp” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức. Ảnh: Quốc Tuấn

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch Đầu tư, hệ thống KCN tại Việt Nam hiện nay đang là điểm đến của hàng ngàn doanh nghiệp đến từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến cuối tháng 05 năm 2021, trên địa bàn cả nước hiện có 394 KCN và hàng nghìn cụm công nghiệp (CCN) lớn nhỏ được thành lập.

Chất lượng nhân lực chưa tương xứng

Trong giai đoạn 2016-2019, KCN, khu kinh tế nộp ngân sách trên 400 nghìn tỷ đồng. Tại một số địa phương, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn KCN, KKT chiếm khoảng trên 60% tổng thu Ngân sách nhà nước. Khoảng 400 KCX – KCN trên cả nước đang thu hút hơn 4 triệu công nhân chính quy.

Tuy nhiên, một thực trạng đang hiện hữu là chất lượng nguồn lao động của Việt Nam chưa cao so với nhiều nước trong khu vực. Việc đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng lần thứ 4 chưa triển khai được nhiều. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn bất cập về ngành nghề, trình độ đào tạo, quy mô nhỏ… Trong khi đó, theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, những lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng chuyển dịch vào là công nghệ thông tin và công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, hàng tiêu dùng và bán lẻ.

Vì vậy cần phải có các giải pháp chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề để đón làn sóng dịch chuyển đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Phúc lợi còn nhiều khó khăn

Sự thiếu hụt các dịch vụ cho người lao động như phúc lợi xã hội, nhà ở cho công nhân, dịch vụ đào tạo, thiếu các hoạt động vui chơi giải trí hay trường mẫu giáo cho con em công nhân… dẫn đến tình trạng là nhiều KCN chưa thu hút được lao động vào làm việc. Đây cũng là nỗi niềm chung của các nhà đầu tư trước khi quyết định rót vốn đầu tư vào các KCN, KKT.

Tọa đàm “Nhân lực trong KCN, KKT: Thực trạng và giải pháp” sẽ là cơ hội để các cơ quan quản lý, các chủ đầu tư các KCN, KKT, các thương hội, Hiệp hội đầu tư, các nhà đầu tư cùng ngồi với nhau bàn thảo về chủ đề này, ngõ hầu tìm ra được những giải pháp tốt nhất cho sự phát triển cho nhân lực trong các KCN, KKT. Những câu hỏi đặt ra như: cần phải quy hoạch phát triển các KCN gắn với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tạo sự hợp lý giữa cung và cầu lao động cho hợp lý? Giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp đào tạo nguồn lao động cho các KCN? Giải pháp nào nâng cao chất lượng người lao động trong các khu công nghiệp?...

TS Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH): Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa bền vững

Hiện mạng lưới giáo dục nghề nghiệp có hơn 1.000 cơ sở trong đó có trên 500 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp, chủ yếu doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, các hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường thường không mang tính bền vững, học sinh, sinh viên đến doanh nghiệp thực tập là chủ yếu. Các chương trình đào tạo của nhà trường không đi cùng thực tế doanh nghiệp. Điều này chỉ thay đổi khi doanh nghiệp và nhà trường cùng bắt tay phát triển chương trình đào tạo và thời điểm thực tập thì người học đến doanh nghiệp thực tập.

Bà Trương Tú Phương - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại An, chủ đầu tư KCN Đại An:
Khó kêu gọi xây dựng nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp

Về nhà ở cho công nhân, chúng ta đang bị chi phối bởi Luật Nhà ở khi xây dựng nhà ở trong KCN, do đó rất khó để kêu gọi được nhà đầu tư KCN xây dựng nhà ở.

Bên cạnh đó, quy trình xây dựng nhà ở cho công nhân cũng còn dài dòng, bất cập. Chúng tôi 7 năm vừa qua vẫn chưa giải quyết được vấn đề thủ tục xây dựng nhà ở cho công nhân. Mặc dù, chúng tôi có đô thị dịch vụ, có 300 chuyên gia và hàng chục ngàn công nhân. Nhưng trong 5 năm có 3 Nghị định đều không cho xây nhà ở trong KCN.

Ông Phạm Hồng Điệp – Chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền:
Doanh nghiệp cần nhà trường đem học viên đến cùng đào tạo

Hiện vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong KCN và KKT đang có những bất cập. Thứ nhất, sự kết hợp doanh nghiệp và nhà trường bản chất không có cơ chế. Trong khi, doanh nghiệp rất cần nhà trường đem học sinh đến thực tập hoặc đào tạo tại doanh nghiệp. Giáo trình đào tạo hiện vẫn theo lý thuyết cũ. Điều này hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp. Thứ hai, nguồn nhân lực cần kỹ năng và sức khỏe nhưng rất hạn chế. Các kỹ năng đơn giản về tin học văn phòng như: excel, word... và đào tạo các phần mềm trong doanh nghiệp thì nhà trường lại coi nhẹ và coi việc đó học sinh phải học ở ngoài. Như vậy, không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhân lực cho khu công nghiệp: Chung tay tìm giải pháp tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714063970 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714063970 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10