Nhân sự gen Z chịu áp lực cạnh tranh lớn từ… công nghệ

HẠNH LÊ 29/05/2023 04:00

Nhân sự trẻ là thế hệ của công nghệ nhưng chính công nghệ đang tạo những áp lực vô hình rất lớn cạnh tranh với gen Z.

>>>Nhân sự gen Z: Nổi loạn hay “cháy” hết mình?

Nhận định về thị trường lao động trong thời đại công nghệ số, các chuyên gia của Navigos Search cho biết: những công việc liên quan đến công nghệ đang trở nên quan trọng và hứa hẹn bùng nổ trong tương lai.

Dẫn số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), ông Ngô Tấn Đạt - Quản lý kinh doanh tại Navigos Search thông tin: dự án đầu tư vào ngành công nghệ chiếm 16% trong tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Dự báo đến năm 2024, Việt Nam cần đến 200.000 kỹ sư công nghệ, chuyên gia, chuyên viên trong các lĩnh vực sử dụng hàm lượng công nghệ cao.

Ngoài ra, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, các công nghệ truyền thông mới, Big Data… những ngành nghề trong lĩnh vực chế biến chế tạo, tự động hoá, thương mại điện tử… phát triển. Đặc biệt, khoa học dữ liệu trở thành ngành trọng tâm trong nền kinh tế số.

Bà Nguyễn Thị Thu Giang

Bà Nguyễn Thị Thu Giang - Quản lý cấp cao tại Navigos Search

Cùng với sự thay đổi của thị trường lao động, các chuyên gia tại Navigos Search cũng đề cập đến sự thay đổi trong tư duy, hành động của thế hệ nhân sự trẻ, nhất là nhân sự gen Z. Bà Nguyễn Thị Thu Giang - Quản lý cấp cao tại Navigos Search đánh giá: thế hệ 7x, 8x chịu sự định hướng nghề nghiệp của gia đình, sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn còn mông lung về công việc thì các bạn trẻ hiện nay chuẩn bị, định hướng công việc và xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho mình cụ thể.

Các doanh nghiệp nước ngoài, theo bà Nguyễn Thị Thu Giang, đánh giá cao nhân sự trẻ Việt Nam có thế mạnh về nền tảng kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, điểm trừ là năng suất lao động chưa cao so với một số nước trong khu vực.

Trong thời đại số, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trở nên rất quan trọng với người lao động. Theo bà Nguyễn Thị Thu Giang, để nâng cao giá trị bản thân, yếu tố quyết định là các nhân sự trẻ cần có ý thức trang bị và trau dồi sớm các kỹ năng mềm.

Chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này, ông Ngô Tấn Đạt khẳng định, trong thời đại số, kỹ năng quan trọng nhất là giao tiếp, khả năng lắng nghe và hiểu rõ yêu cầu của đối tác, đồng nghiệp trong công ty và cùng bộ phận (team); kỹ năng trình bày, diễn đạt ý kiến quyết định khả năng thuyết phục đối tác.

Thứ hai, kỹ năng quản lý thời gian, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và maketing phải thực hiện các dự án có tiến độ nhanh và gấp nên các nhân sự cần biết phân chia nguồn lực thời gian để đảm bảo công việc đúng hạn.

>>>Vì sao WB đề xuất người lao động cần học 4 bộ kỹ năng mới?

Trong thời đại số, thiếu kỹ năng mềm, nhân sự trẻ khó tìm kiếm cơ hội việc làm tốt (ảnh minh hoạ)p/

Trong thời đại số, thiếu kỹ năng mềm, nhân sự trẻ khó tìm kiếm cơ hội việc làm tốt (ảnh minh hoạ)

Thứ ba, kỹ năng tự học. Lấy đơn cử vòng đời của điện thoại di động thông minh thường chỉ kéo dài khoảng 1 năm là đã có phiên bản mới ra đời, ông Ngô Tấn Đạt nhấn mạnh đến sự phát triển và thay đổi quá nhanh của kiến thức công nghệ. Thực tế này bắt buộc các nhân sự trẻ có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự phát triển bản thân để có khả năng nắm bắt xu hướng công nghệ mới thật nhanh, không để mình bị động trước các cơ hội và không bị bỏ lại trong thời đại công nghệ phát triển.

“Kỹ năng tự học suốt đời không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh cho các nhân sự với nhau mà còn là lợi thế cạnh tranh của con người với… công nghệ” - ông Ngô Tấn Đạt cho hay.

Trong khi đó, theo thông tin từ bà Nguyễn Thị Thu Giang, năm 2020, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đề xuất top 3 kỹ năng quan trọng nhất của lực lượng lao động là giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phân tích và đổi mới, chiến lược học tập và chủ động học tập. Tuy nhiên, đến năm 2022, trong top 3 kỹ năng quan trọng nhất cho năm 2025, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã thay đổi thứ tự ưu tiên: tư duy phân tích và đổi mới, chiến lược học tập và chủ động học tập, cuối cùng là giải quyết vấn đề phức tạp.

“Các nhân sự cần tìm hiểu, tham khảo thêm các nguồn thông tin, chủ động trang bị kỹ năng việc làm cho bản thân để hội nhập và không đi sau thời đại. Cần thiết hơn, trong giai đoạn biến động việc làm như hiện nay, đây là cách để người lao động thích nghi giai đoạn thử thách và khó khăn của thị trường lao động” - bà Nguyễn Thị Thu Giang chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Hoàn thiện hệ thống dự báo thông tin thị trường lao động

    Hoàn thiện hệ thống dự báo thông tin thị trường lao động

    04:43, 01/05/2023

  • Thái Nguyên đáp ứng tốt thị trường lao động

    Thái Nguyên đáp ứng tốt thị trường lao động

    11:01, 27/04/2023

  • ChatGPT và tác động đến thị trường lao động Việt Nam

    ChatGPT và tác động đến thị trường lao động Việt Nam

    12:34, 12/02/2023

  • "Nghịch lý" thị trường lao động cuối năm

    11:34, 30/12/2022

  • Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

    Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

    04:05, 20/09/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tập trung phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tập trung phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại

    20:00, 30/08/2022

  • Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập

    Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập

    20:02, 20/08/2022

  • Những xu hướng đáng chú ý của thị trường lao động

    Những xu hướng đáng chú ý của thị trường lao động

    01:30, 08/07/2022

  • “Hiện đại hoá” thị trường lao động

    “Hiện đại hoá” thị trường lao động

    09:20, 01/05/2022

  • Đại dịch Covid-19 và áp lực cơ cấu lại thị trường lao động

    Đại dịch Covid-19 và áp lực cơ cấu lại thị trường lao động

    05:15, 01/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhân sự gen Z chịu áp lực cạnh tranh lớn từ… công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO