Nhất thể hóa thiết chế nguyên thủ quốc gia

Vũ Đức Tâm 06/10/2018 05:00

Nhiều lúc có thể chúng ta tự hỏi: Nước ta, ai là nguyên thủ quốc gia? Dễ hình dung nhất, theo thông lệ chung, đó là Chủ tịch nước.

Nhưng đặc thù thể chế của ta, Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối hệ thống chính trị. Tổng Bí thư là người đứng đầu Đảng, đứng đầu hệ thống chính trị. Như vậy đương nhiên Tổng Bí thư cũng là nguyên thủ quốc gia.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Nói như vậy để thấy, nhất thể hóa là một yêu cầu hợp với xu hướng thời đại mở cửa, hội nhập, hợp với thông lệ quốc tế. Nhất thể hóa là cần thiết để tránh cho người đứng đầu đất nước vấp phải tình huống “tế nhị”, bất tương thích với nguyên thủ nước khác theo tập quán, cách nhìn của họ.

Có thể bạn quan tâm

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước

    18:50, 03/10/2018

Về đối nội, công cuộc chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo, mà Tổng Bí thư là Trưởng ban chỉ đạo Chống tham nhũng còn hết sức cam go. Trong bối cảnh đó, việc tập trung quyền lực đủ lớn mạnh để chiến thắng các lợi ích nhóm, những lực cản cải cách thể chế là hết sức cần thiết.

Với những thành quả chống tham nhũng đã đạt được thời gian qua, “niềm tin của người dân đặt vào Tổng Bí thư ngày càng mạnh mẽ, đây là thời điểm chín muồi để Trung ương triển khai việc thực hiện mô hình Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước”, ông Vũ Mão- nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.

Cụm từ “nhất thể hóa” đã trở nên quen thuộc với chúng ta vài năm lại đây. Nó được truyền đi từ tỉnh Quảng Ninh. Đây là một địa phương đã dám dũng cảm đi tiên phong trong nhất thể hóa giữa các vị trí lãnh đạo, các cơ quan đảng với chính quyền và đã đạt được những thành quả quan trọng.

Thực tế, mô hình này đã xuất hiện từ lâu dưới cái tên “kiêm nhiệm”. Đây không phải là vấn đề mới mà đã được triển khai thí điểm ở cấp địa phương trong hơn 10 năm qua với mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng hai vai: Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước. Chính điều đó đã tạo nên uy tín, sức mạnh lớn lao để người dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chỉ khi Người mất, cơ chế lãnh đạo tập thể bao trùm, hai vị trí tối cao của chế độ đó mới không còn do một người nắm giữ.

Nhất thể hóa là một tất yếu khách quan, hợp lý và cần thiết áp dụng ngay lúc này. Đi đôi với đó, để tránh dẫn tới độc đoán, cơ chế dân chủ cần được hoàn thiện và đề cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhất thể hóa thiết chế nguyên thủ quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO