Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước

Diendandoanhnghiep.vn Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước tại kỳ họp 6 tới.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Chiều 3/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường về công tác nhân sự.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Cũng tại phiên họp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung 2 Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII là ông Võ Thái Nguyên và ông Trần Đức Thắng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, quê quán Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Ông là cử nhân khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp (cũ), tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng), học hàm giáo sư.

Ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII.

Ông từng đảm nhận các chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng; Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng; Bí thư Thành ủy Hà Nội; Chủ tịch Quốc hội.

Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tháng 1.2011, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, ông tái đắc cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 27/1/ 2016.

Trước đó, như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào ngày 21/9 do mắc bệnh hiểm nghèo.

Căn cứ trên cơ sở Hiến pháp và sự phân công của Bộ Chính trị, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh hiện đang giữ quyền Chủ tịch nước cho tới khi Quốc hội bầu nhân sự mới giữ.

Việc này sẽ được Quốc hội tiến hành tại kỳ họp khai mạc vào ngày 22/10 tới.

Theo quy định trong Đảng, tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước là nhân sự phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực, như: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng.

Chức danh Chủ tịch nước cũng yêu cầu tiêu chuẩn "có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công".

Hiến pháp quy định, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710841751 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710841751 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10