Đang có những nhận định khác nhau về diễn biến M&A trên toàn cầu. Song với Việt Nam, tâm điểm M&A vẫn chưa giảm nhiệt.
Đó là sức hút của những ngành hàng gắn với thị trường tiêu dùng 100 triệu dân và đặc biệt, là lợi thế của nền kinh tế.
>>> Trở lực M&A
Nhận định của EY và PwC vừa công bố mới đây cho thấy: Trong các biến động, vốn quỹ đầu tư tư nhân (PE) vào M&A đã không hề giảm.
PwC cho rằng tỷ trọng của PE trong hoạt động M&A, từ chiếm khoảng ⅓ tổng giá trị thương vụ cách đây 5 năm, lên gần một nửa tổng giá trị thương vụ hiện nay. Còn Phó Chủ tịch EY toàn cầu Andrea Guerzoni, thì tin rằng nguồn vốn tư nhân sẽ là động lực chính cho các giao dịch cả về vốn và nợ trong những tháng sắp tới. Bởi vốn PE đang dồi dào trong khi lãi suất ngân hàng ở mức cao.
Tương quan lãi suất với vấn đề tìm kiếm nguồn vốn PE thay thế, có thể nói, đang được đặt ra và ngày càng mạnh mẽ hơn khi cả thế giới gần hầu như đều đang trong xu hướng tăng lãi suất, trừ một số rất ít quốc gia như Trung Quốc đi ngược lại, hoặc là các nước thận trọng. Theo đó, lãi suất cao nhằm ứng phó với lạm phát không chỉ làm cho vốn PE, đặc biệt vốn đầu tư từ quốc tế vào thị trường mới nổi bao gồm Việt Nam, dù dồi dào cũng sẽ phải trở nên sự thận trọng vì rủi ro, còn sẽ cản trở quá trình tạo ra lợi nhuận nếu đầu tư vào doanh nghiệp.
Không chủ quan vào sức hút của thị trường và nhiệt M&A dành cho các lĩnh vực “hot”, việc xây dựng kịch bản phụ cho những kế hoạch tìm vốn PE, vốn qua M&A, với doanh nghiệp Việt Nam lúc này, hết sức cần thiết.
Mặc dù, tổng giá trị thương vụ giao dịch 5 tháng đầu năm 2022 đạt 4,87 tỷ USD, gần bằng cả năm 2021. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định, hoạt động M&A có thể sẽ giảm nhiệt trong 6 tháng cuối năm 2022 do các nhà đầu tư thận trọng hơn trước các xu hướng vĩ mô, có tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm