Nhiều dư địa hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Rumani

Diendandoanhnghiep.vn VCCI sẽ luôn đồng hành, ủng hộ Đại sứ quán và tích cực phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp Rumani đầu tư hợp tác kinh doanh thành công tại Việt Nam.

 

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và Đại sứ Rumani tại Việt Nam

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila 

Trao đổi với Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công, Đại sứ Rumani Cristina Romila đã thông báo về việc mới nhận chức tại Việt Nam từ tháng 4/2021 và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trong thời gian tới.

Đại sứ Rumani đã đánh giá cao mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước. Đặc biệt, trong năm 2020, Việt Nam và Rumani đã kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ song phương. Hai bên đã có ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác và trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Việt Nam hiện là đối tác lớn thứ 2 của Rumani trong khối ASEAN, và là một trong những đối tác quan trọng của Rumani trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Trong 3 năm qua, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã có tăng trưởng khả quan nhưng vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của Chính phủ và nhân dân hai bên. Chính vì vậy, Đại sứ Rumani cho rằng, đây là thời điểm thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên khi Hiệp định EVFTA và EVIPA đã được ký kết.

Để thúc đẩy đầu tư của Rumani vào Việt Nam, Đại sứ đã giới thiệu một số doanh nghiệp tiềm năng, trong đó có Antibiotice IASI. Đây là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Rumani hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm. Công ty đã sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dược phẩm và thị trường Việt Nam từ năm 2014. Hiện tai công ty đã đưa sản phẩm tới 74% các bệnh viện tại các tỉnh thành phố của Việt Nam.

Hiện tại, công ty Antibiotice IASI mong muốn triển khai giai đoạn tiếp theo với việc hợp tác liên doanh với các đối tác Việt Nam để xây dựng 2 cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Công ty có thể chuyển giao công nghệ sản xuất các chế phẩm penicillin để cung cấp cho thị trường Việt Nam cũng như xuất khẩu sang các thị trường khác của công ty. Bà Đại sứ mong muốn, VCCI phối hợp hỗ trợ tư vấn đối tác phù hợp với điều kiện và có nhu cầu hợp tác với doanh nghiệp này để thành lập liên doanh.

Đại sứ Rumani cũng mong muốn VCCI tăng cường tổ chức và giới thiệu các đối tác doanh nghiệp đáng tin cậy tham gia các cuộc gặp gặp gỡ và tiếp xúc với doanh nghiệp Rumani để hiểu thêm về thị trường cũng như lĩnh vực các doanh nghiệp hai nước đang quan tâm. 

Theo Đại sứ Cristina Romila, các doanh nghiệp Rumani có thế mạnh trong ngành công nghệ thực phẩm (xuất khẩu thịt lợn), công nghệ thông tin, sản xuất robot; cũng như mong muốn được kết nối nhiều hơn với doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam trong những lĩnh vực thủy sản. Đây sẽ là những lĩnh vực tiềm năng để hai bên đẩu mạnh hợp trong thời gian tới.

Đại sứ đánh giá cao công tác chống dịch của Chính phủ Việt Nam và cho biết, bà cũng như nhiều doanh nghiệp Châu Âu cảm thấy an tâm khi sinh sống và làm việc ở Việt Nam trong giai đoạn này. Bà cũng gửi lời cám ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ ủng hộ khẩu trang y tế cho Rumani trong năm 2020.

Đặc biệt, bà Đại sứ cũng đánh giá cao cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp do VCCI tham gia tổ chức đã đưa ra được nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt động kinh doanh và khắc phục hậu quả dịch COVID-19. Nhờ đó, nhìn chung nhà đầu tư Châu Âu đã có cái nhìn tích cực và tin tưởng vào sự điều hành của Chính phủ, cũng như tiềm năng khôi phục kinh tế của Việt Nam.

Trong quá khứ, Đại sứ quán và VCCI đã phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công các Diễn đàn doanh nghiệp nhân dịp Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Rumani thăm Việt Nam. Dự kiến, trong năm 2022, Việt Nam và Rumani sẽ tổ chức cuộc họp Ủy ban liên Chính phủ tại Hà Nội. Do đó, bà Đại sứ mong muốn VCCI sẽ phối hợp để hỗ trợ tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp và B2B tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhân sự kiện này.

 

Buổi làm việc giữa Chủ tịch VCCI và Đại sứ Rumani tại Việt Nam

Buổi làm việc giữa Chủ tịch VCCI và Đại sứ Rumani tại Việt Nam

Đồng tình với ý kiến của Đại sứ Rumani, Chủ tịch VCCI cho rằng Việt Nam và Rumani có quan hệ tốt đẹp, hài hòa nhiều năm và nhất trí đây là thời cơ thuận lợi để đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai bên, đặc biệt trong bối cảnh EVFTA đã có hiệu lực.

Để đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai bên, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, hai bên cần tăng cường hơn nữa công tác trao đổi thông tin giữa VCCI và Đại sứ quán để tăng cường truyền tải thông tin thị trường, dự án cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước; đồng thời phối hợp nghiên cứu các cơ hội thị trường cho nhà đầu tư, tìm kiếm bạn hàng tiềm năng, tổ chức các Diễn đàn, hội thảo trực tiếp/trực tuyến tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh …

Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, VCCI luôn sẵn sàng hợp tác với Đại sứ quán để giới thiệu các doanh nghiệp phù hợp với đề xuất của Công ty Antibiotice IASI.

Mặt khác, Chủ tịch Phạm Tấn Công khuyến nghị, bà Đại sứ có thể thăm quan một số các công ty hoat động trong lĩnh vực IT. Các doanh nghiệp Rumani được đánh giá cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là lĩnh vực công nghệ phần mềm. Việt Nam cũng sở hữu các doanh nghiệp có thể mạnh trong lĩnh vực này như công ty FPT, đây là đơn vị đã có kinh nghiệm trong việc đầu tư ra nước ngoài.

Chủ tịch VCCI khẳng định, VCCI sẽ luôn đồng hành, ủng hộ Đại sứ quán và tích cực phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp Rumani đầu tư hợp tác kinh doanh thành công tại Việt Nam 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều dư địa hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Rumani tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714194160 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714194160 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10