Nhiều kiến nghị phát triển cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tại Cần Thơ

Diendandoanhnghiep.vn Làm việc với đoàn khảo sát và đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 09 tại Cần Thơ, đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp Cần Thơ đã nêu nhiều góp ý, kiến nghị cho sự phát triển đội ngũ doanh nghiệp.

>>>Cần Thơ: Nhiều kết quả trong việc triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TW

Đoàn khảo sát đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 09 làm việc với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Cần Thơ - Ảnh: Đình Đại.

Đoàn khảo sát đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 09 làm việc với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Cần Thơ - Ảnh: Đình Đại.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đỗ Ngọc An – Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, Phó trưởng Ban chỉ đạo cho biết, Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị là nghị quyết đầu tiên về xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Theo ông Đỗ Ngọc An, Nghị quyết nhấn mạnh 3 vấn đề: Thứ nhất, đánh giá vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đồng thời, khẳng định rằng, chính đội ngũ doanh nhân là đội ngũ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

“Ở nước ta, năm 2011 là thời điểm chúng ta chuyển mình từ một nước kém phát triển sang nước phát triển trung bình. Do đó, Nghị quyết ra đời với mục đích phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa để đến năm 2020, nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, ông Đỗ Ngọc An nhấn mạnh.

Thứ hai là xây dựng đội ngũ doanh nghiệp doanh nhân Việt Nam lớn mạnh cùng với nền kinh tế của đất nước để đưa đất nước ta phát triển, trở thành nền kinh tế tự chủ, độc lập và hội nhập quốc tế và xây dựng đội ngũ donh nhân Việt Nam xứng đáng với vị trí và vai trò của mình.

Thứ ba, xác định vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, của cả hệ thống chính trị trong việc phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Để mục tiêu đến năm 2020, Việt Nan sẽ có những doanh nghiệp tầm cỡ khu vực châu Á.

ông Đỗ Ngọc An – Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, Phó trưởng Ban chỉ đạo phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: Đình Đại.

ông Đỗ Ngọc An – Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, Phó trưởng Ban chỉ đạo phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: Đình Đại.

“Đến nay, chúng ta đã có nhiều doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế. Công nghệ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Tập đoàn của Nhà nước cũng như tư nhân đã được nâng tầm rất lớn, sức thu hút của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng được tăng cao. Đây chính là những đóng góp của đội ngũ doanh nhân Việt Nam”, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An khẳng định.

Đồng thời ông cũng nhấn mạnh, tại buổi làm việc này, đoàn công tác muốn được nghe những kiến nghị, góp ý của các Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tại Cần Thơ về những chính sách, cũn như những định hướng  trong việc tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi nhất trong việc phát huy đội ngũ donh nhân, xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nghiệp tại Cần Thơ để đóng góp cho sự phát triển của Cần Thơ, góp phần xây dựng Cần Thơ thành một trung tâm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm công nghiệp và trung tâm đô thị lõi của khu vực và trở thành động lực kinh tế dẫn dắt toàn vùng.

Số lượng và quy mô doanh nghiệp được cải thiện

Báo cáo về tình hình đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân của TP Cần Thơ, ông Trần Phú Lộc Thành – Phó Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ cho biết, tính đến ngày 31/8/2022, TP Cần Thơ có 12.152 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đang hoạt động. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP Cần Thơ hầu hết ở quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, năng lực khoa học công nghệ, năng suất lao động cón hạn chế…

Qua 10 năm triển khai Nghị quyết 09, số lượng và quy mô của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện, đội ngũ doanh nhân đã thể hiện được vai trò và có đóng góp nhất định vào sự phát triển KTXH. Tạo công ăn, việc làm, các hoạt động an sinh xã hội, phục vụ cho xóa đói giảm nghèo. Truy nhiên, mức độ phát triển vẫn chưa tương xứng với vai trò của các doanh nghiệp thuộc trung tâm của vùng.

ông Trần Phú Lộc Thành – Phó Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ

Ông Trần Phú Lộc Thành – Phó Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ báo cáo về tình hình đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân - Ảnh: Đình Đại.

Từ đó, đại diện Sở KHĐT nêu một số đề xuất và kiến nghị. Đối với Chính phủ, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương tiếp tục cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh đi vào thực chất và kiểm tra chuyên ngành theo mục tiêu của các Nghị quyết số 02-NQ/CP của Chính phủ;

Tăng cường cải cách Thủ tục hành chính bằng các biện pháp như cắt giảm số bước thủ tục, giảm thời gian xử lý thủ tục mỗi bước, liên thông thủ tục hành chính và cho phép làm song song nhiều thủ tục cùng một lúc;

Chỉ đạo các Bộ ngành sớm có hướng dẫn về việc cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hưởng các điều kiện của hộ kinh doanh trước đó.

Ban hành nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2016 để công tác hỗ trợ doanh nghiệp được tiếp tục triển khai, tạo nhiều điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Đối với Bộ KHĐT, đề nghị Bộ KHĐT nghiên cứu có kế hoạch hỗ trợ kinh phí về đào tạo về chuyển đổi số và các kỹ năng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương như kỹ năng bán hàng, kỹ năng xây dựng và phát triển thương hiệu, kỹ năng xây dựng kênh phân phối, kỹ năng quản trị marketing,... 

Tổ chức tập huấn cho các cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp tại các địa phương đặc biệt là kiến thức về chuyển đổi số nhằm nâng cao công tác hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thúc đẩy quá trình này tại các doanh nghiệp góp phần xây dựng chính quyền điện tử, đồng thời cập nhật các kiến thức có liên cho đối thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp.

Những kiến nghị của Hiệp hội, doanh nghiệp

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Cần Thơ, ông Lưu Thanh Hùng – Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP Cần Thơ (CBA) đánh giá cao những hỗ trợ của lãnh đạo TP Cần Thơ đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Đặc biệt là việc lắng nghe những kiến nghị của đại diện các doanh nghiệp từ đó có những đề xuất với Trung ương những giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển. Đơn cử như kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp về việc cần sớm thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Cần Thơ – TP.HCM nhằm mở rộng mạng lưới giao thông liên vùng đã được lãnh đạo UBND thành phố lắng nghe và đã có đền xuất với Trung ương.

ông Lưu Thanh Hùng – Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP Cần Thơ (CBA) đánh giá cao những hỗ trợ của lãnh đạo TP Cần Thơ đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân - Ảnh; Đình Đại.

ông Lưu Thanh Hùng – Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP Cần Thơ (CBA) đánh giá cao những hỗ trợ của lãnh đạo TP Cần Thơ đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân - Ảnh; Đình Đại.

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch CBA cũng nêu một số kiến nghị nhằm giúp công đồng doanh nghiệp, doanh nhân phát triển, cụ thể:

Thứ nhất, về pháp luật, về hành lang pháp lý cho các Hiệp hội hoạt động. Ông Hùng cho rằng, hiện nay chưa có Luật về Hiệp hội, do đó, cơ chế hoạt động cho các hiệp hội cũng không có. Việc cấp kinh phí cho Hiệp hội đào tạo nguồn nhân lực cũng gặp rất nhiều vướng mắc. Từ đó, lãnh đạo CBA đề nghị cần có một cơ chế đặc biệt dành cho các Hiệp hội doanh nghiệp.

Thứ hai, về cơ chế tập trung. Theo Phó chủ tịch CBA, trong quá trình phát triển hơn 17 năm, CBA đã tổ chức hàng trăm khóa đào tạo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế quản lý, về cách thức kiểm tra KCS, QCS và QC, kết quả đào tạo được đánh giá rất cao, thể hiện qua chỉ số năng lực thành phần liên tục tăng từ năm 2012 đến nay, từ 6,8-7,01.

“Tuy nhiên, nguồn kinh phí đào tạo chưa được Ủy ban cấp. Do đó, chúng tôi đề nghị được cấp kinh phí cho CBA quản lý đào tạo một cách chính đáng. Điều này phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 09 về việc hỗ trợ đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp”, Phó chủ tịch CBA đề xuất.

Thứ ba, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ về Phòng chống dịch COVID-19, đường dây nóng của thành phố đã phát huy tác dụng trong việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố liên quan đến những hỗ trợ doanh nghiệp. Do đó, cần một hướng dẫn cụ thể cho phép đường dây nóng này được sử lý tới mức độ nào? Để khi lãnh đạo xử lý gấp việc hỗ trợ doanh nghiệp sẽ không vi phạm cơ chế.

Tương tự, ông Ngô Văn Chơn – Giám đốc điều hành Công ty CP May Tây Đô cũng cho rằng, ở Cần Thơ, các doanh nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn và cảm nhận được sự quan tâm của Thành ủy, UBND thành phố cũng như của Đảng ủy Khối doanh nghiệp TP và các Sở ngành, nhất là trong đợt dịch COVID-19 vừa qua.

ông Ngô Văn Chơn – Giám đốc điều hành Công ty CP May Tây Đôp/- Ảnh: Đình Đại.

ông Ngô Văn Chơn – Giám đốc điều hành Công ty CP May Tây Đô - Ảnh: Đình Đại.

Nêu những trăn trở của doanh nghiệp cũng như người dân Cần Thơ, ông Chơn mang muốn TP Cần Thơ phát triển mạnh hơn nữa. Bởi theo ông, hiện nay, sự phát triển của Cần Thơ chưa tương xứng với vị thế của một thành phố trực thuộc Trung ương, chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn, chưa có những liên kết và thiếu những doanh nghiệp đầu đàn.

Ông Chơn cho rằng, các doanh nghiệp ngành may mặc ở Cần Thơ hiện nay, hầu như tất cả các nguyên phụ liệu, khách hàng, vận chuyển… đều phải phụ thuộc vào TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Khi đó, sự phát triển cũng như các nguồn lực đầu tư về đất đai cũng sẽ bị hạn chế.

Ông nêu ví dụ, tại Châu Thành A, cách TP Cần Thơ chỉ 10 km, nhưng do là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên nhà đầu tư được ưu đãi rất lớn, được miễn thuế 5 năm đầu, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 được giảm 50% thuế xuất 10%, trong khi, đầu tư vào TP.Cần Thơ thì không được hưởng những cơ chế đó.

Một vấn đề nữa là các công trình trọng điểm cần đẩy mạnh hơn nữa nhằm phát huy được lợi thế như các tuyến đường cao tốc, các công trình chống ngập của thành phố. Những công trình này hiện nay đang bị chậm tiến độ. Do đó, cần khơi thông nguồn lực về giao thông cũng như đẩy mạnh liên kết vùng.

“Nếu như, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương là các cực tăng trường, thu hút các doanh nghiệp về đầu tư, nhưng Cần Thơ, mặc dù là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhưng lại không thu hút được các nguồn lực ở những địa phương xung quanh về”, ông Ngô Văn Chơn nêu vấn đề.

Thiếu doanh nghiệp dẫn dắt

Nhìn nhận về TP Cần Thơ trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09, ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ đánh giá cao về quan điểm và chủ trương triển khai Nghị quyết 09 của TP Cần Thơ, và đã hỗ trợ rất tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh.

ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ đánh giá cao về quan điểm và chủ trương triển khai Nghị quyết 09 của TP Cần Thơ - Ảnh: Đình Đại.

Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ đánh giá cao về quan điểm và chủ trương triển khai Nghị quyết 09 của TP Cần Thơ - Ảnh: Đình Đại.

Đồng thời, ông cũng đánh giá cao về mức độ ổn định trong phát triển kinh tế của Cần Thơ trong suốt 5 năm gần đây. Việc điều hành chính sách cũng đã tạo được niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh thông thoáng, thể hiện qua chỉ số PCI luôn ổn định trong 5 năm qua.

“Cần Thơ đã tạo nên được sự minh bạch, không gây phiền hà cho doanh nghiệp và đặc biệt, trong chỉ số về chi phí không chính thức, Cần Thơ đứng thứ hai cả nước, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Điều đó thể hiện sự quyết tâm của chính quyền Thành phố đối với việc triển khai các chương trình liên quan đến Nghị quyết”, Giám đốc VCCI Cần Thơ đánh giá.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phương Lam cho rằng, vẫn còn một số vấn đề còn băn khoăn, cụ thể là việc tuyên truyền về Nghị quyết, mới chỉ làm tốt ở các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp có tổ chức Đảng, còn đối với các doanh nghiệp tư nhân thì tỷ lệ biết về Nghị quyết 09 gần như rất thấp. Do đó, cần phải có các giải pháp cho thời gian tới.

Hiện nay, tốc độ phát triển doanh nghiệp của TP Cần Thơ còn rất chậm. Cần Thơ có số lượng doanh nghiệp đứng thứ 10/63 tỉnh, thành. Tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tầm của thành phố. Các doanh nghiệp đang thiếu doanh nghiệp dẫn dắt.

“Trong các ngành vận tải, xây dựng, bất động sản, logictics không có doanh nghiệp đầu đàn, trong khi Cần Thơ là một trung tâm về TMDV. Đây là những khiếm khuyết mà tôi cho rằng các chính sách khuyến khích, ưu tiên tập trung cho phát triển doanh nghiệp tại Cần Thơ đang chưa được nhiều. Chính vì vậy, chúng ta chưa thể có được các doanh nghiệp đầu đàn”, ông Nguyễn Phương Lam nhấn mạnh.

Về văn hóa kinh doanh, ông Nguyễn Phương Lam đánh giá rất cao các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Chưa nhận thấy các dấu hiệu kinh doanh không trung thực. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, vẫn chưa có một mô hình điển hình để có thể tạo được những điểm nhấn.

Nghị quyết đã đi vào cuộc sống

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, cách đây 11 năm, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09, đây là Nghị quyết đặc biệt quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển vững mạnh của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân của cả nước nói chung và của Cần Thơ nói riêng. Qua làm việc với lãnh đạo Thành phố Cần Thơ cũng như cộng đồng doanh nghiệp, có thể khẳng định rằng, Nghị quyết đã đi vào cuộc sống, đem lại sự phát triển của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp của tỉnh nhà.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu kết luận buổi làm việc - Ảnh: Đình Đại.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu kết luận buổi làm việc - Ảnh: Đình Đại.

Chủ tịch VCCI Phạm tấn Công cũng ghi nhận sự phát triển cũng như những đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nhân Cần Thơ vào sự phát triển các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế của thành phố. Đồng thời, đoàn công tác cũng được nghe những trăn trở của các doanh nhân, doanh nghiệp về tương lai phát triển của chính các doanh nghiệp cũng như của TP Cần Thơ.

Bên cạnh đó, Chủ tịch VCCI Phạm tấn Công cho rằng, Thành ủy, UBND các cấp chính quyền của TP Cần Thơ đã triển khai thực hiện Nghị quyết 09 một cách rất nỗ lực và bài bản, mang lại những kết quả to lớn.. Đó là xây dựng được một đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân lớn mạnh, với trên 12.000 doanh nghiệp, tăng gần 3 lần so với thời điểm 10 năm trước.

Đánh giá, những trăn trở của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tại Cần Thơ cũng có nhiều cái chung với trăn trở của cộng đồng doanh nghiệp ở các địa phương khác. Đồng thời, ông cũng khẳng định, những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp cũng sẽ sớm được Đảng, Chính phủ và lãnh đạo các địa phương giải quyết. Ông Công lấy ví dụ về kiến nghị cải cách thủ tịch hành chính, hiện nay đang được Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và chỉ đạo thực hiện quyết liệt.

Về kiến nghị liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, Chủ tịch VCCI Phạm tấn Công đồng tình với ý kiến của doanh nghiệp là cần phát huy hơn nữa vai trò của các Hiệp hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho doanh nghiệp.

Liên quan đến việc xây dựng đạo đức văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, đây là một nhiệm vụ lớn. Ông cũng lưu ý, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng văn hóa kinh doanh.

“VCCI cũng đã có định hướng và cũng đã ban hành 6 quy tắc về đạo đức doanh nhân. Tôi mong rằng, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân tại Cần Thơ sẽ bắt nhịp cùng với doanh nghiệp, doanh nhân cả nước để xây dựng một văn hóa riêng, để khi nhắc đến Cần Thơ, người ta sẽ thấy được một niềm tin. Đây sẽ là nhận diện, và cũng là sức mạnh mềm của cộng đồng doanh nhân Cần Thơ”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều kiến nghị phát triển cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tại Cần Thơ tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714295479 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714295479 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10