Nhìn lại 2020 (P2)

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2019, Việt Nam phải hứng chịu nhiều hệ quả của thiên tai, dịch bệnh. Song, trong bối cảnh hiện tại, chúng ta có cái kết không đến nỗi nào.

Dịch bệnh COVID-19 đã lấy hết thời gian và tâm sức của người Việt trong năm qua

Dịch bệnh COVID-19 đã lấy hết thời gian và tâm sức của người Việt trong năm qua

Giữa tháng 2 dịch bệnh COVID-19 chính thức hiện diện tại Việt Nam sau thời gian ủ bệnh trong dịp Tết nguyên đán Canh Tý với 2 ca bệnh đầu tiên ở miền Bắc. Nhưng sự xáo trộn chỉ thực sự bắt dầu khi dịch bệnh lan ra cả nước hồi tháng 8.

Rất nhiều vùng miền, tỉnh thành phải “cách ly xã hội”, không ít chuyện lùm xùm không đáng có đã xảy ra trong khoảng thời gian đặc biệt này, đó là chiếc khẩu trang, máy xét nghiệm, ý thức cộng đồng.

Song, nếu đặt trong bối cảnh mất kiểm soát tại nhiều quốc gia thì đến thời điểm này Việt Nam ghi nhận 1.440 ca nhiễm COVID-19 là thành công không hề nhỏ. Đó là kết quả tất yếu từ các nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, đặc biệt là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Vẻ mặt căng thẳng, mệt mỏi, lo âu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc họp khẩn ở Hà Nội vào lúc nửa đêm bàn phương án chống dịch đã lột tả hoàn toàn nghịch cảnh mà tất cả chúng ta phải đối đầu.

Đã có những tổn thất vô cùng nặng nề, người lao động thất nghiệp kỷ lục, hàng vạn doanh nghiệp lao đao, hàng không, du lịch, dịch vụ chững lại hoàn toàn. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là một trong số ít những quốc gia hiếm hoi ghi nhận tăng trưởng kinh tế dương 2 - 3%.

Cùng một bối cảnh, dịch bệnh đặt ra yêu cầu cho đất nước chúng ta thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chúng ta đã nói rất nhiều về cách mạng 4.0, về chuyển đổi số, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, khả năng chịu đựng của nền kinh tế,…

COVID-19 đã buộc chúng ta phải duy trì hoạt động trong trạng thái bất động. Muốn làm được điều này, Việt Nam phải số hóa và chuyển đổi số. Đó không chỉ là những cuộc họp tổ chức công việc qua phần mềm kết nối Internet, đó không chỉ là mạng 5G, không chỉ là trao đổi dữ liệu qua thư điện tử.

Nội hàm rộng hơn muốn nói đến là nền kinh tế số, hoạt động trên nền tảng dữ liệu lớn (Bigdata), cho phép tất cả cùng chia sẻ lợi ích trong một nền tảng chung duy nhất.

Nếu bạn là nhân viên kinh doanh, vì dịch bệnh nên không thể tiếp xúc khách hàng, nếu bạn là CEO công ty, là nhân viên văn phòng buộc phải ở nhà,… bạn cần gì để tiếp tục duy trì công việc, được nhận lương khi cả xã hội phong tỏa?

Rõ ràng, bản thân mỗi cá nhân không đủ sức để tự chuyển đổi. Điều đó có nghĩa, chuyển đổi trạng thái kinh tế, xã hội là một chiến lược vĩ mô, được thực hiện trong nhiều thập kỷ, có bước đi, lộ trình rõ ràng bài bản.

COVID-19 là sự cố “trăm năm có một”, chúng ta không thể đòi hỏi gì hơn từ một nền kinh tế non trẻ, một bộ máy chưa bao giờ kinh qua những nhiệm vụ khó khăn như thế này.

Thiên tai càng khiến miền Trung bị bỏ lại so với cả nước

Thiên tai càng khiến miền Trung bị bỏ lại so với cả nước

Dịch bệnh chưa dứt thiên tai lại tới, khúc ruột miền Trung tả tơi vì lũ chồng lũ, bão chồng bão, nỗi đau khổ, tang thương bao trùm Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.

Bên cạnh thiệt hại hàng trăm nhân mạng, cả người dân lao khổ lẫn những chiến sĩ, quân nhân, sĩ quan, miền Trung mất 2.800 tỷ đồng vì bão, lũ. Cái nghèo tiếp tục đeo đẵng chưa biết khi nào dứt.

Nước lũ kéo theo hàng loạt vấn đề cùng nổi lên để dư luận xã hội chiêm nghiệm, phán xét. Liệu rằng đây có phải là đợt thiên tai thông thường như cha ông ta từng kinh qua? Làm sao để sống chung với thiên tai, cậy nhờ vào công nghệ, sức mạnh tinh thần, hay bảo vệ thiên nhiên?

Mức độ biến đổi khí hậu cộng hưởng với sự tham lam của con người đã ở ngưỡng nghiêm trọng, mất rừng, mất đất, mất tài nguyên khoáng sản, ẩn họa thủy điện cóc được cấp phép tràn lan có phải nhằm mục đích bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia phục vụ phát triển bền vững?

Thực tế, Việt Nam chưa giàu đã cạn hết tài nguyên, trong đó tài nguyên rừng và kinh tế lâm nghiệp đúng nghĩa liệu có hồng hào như con chữ trên mặt giấy? Đó là những câu hỏi mà thiên nhiên cần chúng ta trả lời.

Thiên tai, dịch bệnh một lần nữa cho thấy con người Việt Nam giàu lòng nhân ái như thế nào. Khi COVID-19 xảy ra, cộng đồng doanh nghiệp đã chung tay sẻ chia với chính quyền, họ thực hiện nghĩa vụ xã hội như một phản ứng tự nhiên.

Trong thiên tai, hơn 2 tháng trời cả nước hướng về miền Trung, từng hạt gạo, gói mì, thiết bị sinh hoạt, tiền mặt đã giúp hàng triệu người bớt cơ cực. Thấy gì trong đó?

Không năm nào, căn cội của một quốc gia, dân tộc là nền giáo dục không đóng góp một vài “điểm nóng”. Bất kỳ điều gì cũng được phép phạm sai lầm, nhưng bộ sách - cẩm nang vỡ lòng của hàng triệu mầm xanh tương lai không thể chấp nhận sai sót quá nhiều như thế.

Sâu xa trong lòng mỗi vấn đề xảy ra đề có nguồn gốc của nó, chất lượng con người, nhân tài - nguyên khí quốc gia, trình độ lao động, sức sáng tạo phát triển đều ảnh hưởng trực tiếp từ giáo dục và đào tạo.

Việt Nam thăng hạng trên bảng xếp hạng giá trị thương hiệu quốc gia

Việt Nam thăng hạng trên bảng xếp hạng giá trị thương hiệu quốc gia

Một năm không mấy sáng sủa nhưng Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2020 của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng vọt 29% lên 319 tỷ USD - mức tăng trưởng cao nhất thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhìn lại 2020 (P2) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713295711 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713295711 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10