NHNN có thể tăng lãi suất thêm 0,5-1% trong những tháng tới

HOÀNG HUY, CFA - Maybank IBG 05/11/2022 05:15

Mặc dù việc nới lỏng áp lực đối với VND đang giúp các nhà hoạch định chính sách dễ thở hơn, không thể loại trừ khả năng NHNN sẽ tăng lãi suất điều hành 50-100 điểm cơ bản trong những tháng tới.

>>> Fed tăng lãi suất 0,75% lần thứ tư liên tiếp

Tăng lãi suất nhằm nới lỏng áp lực với VND, một giải pháp được NHNN triển khai gần như song song với nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá VND để bảo vệ tỷ giá hối đoái. (Ảnh minh họa)

Tăng lãi suất nhằm nới lỏng áp lực với VND, một giải pháp được NHNN triển khai gần như song song với nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá VND để bảo vệ ổn định tỷ giá hối đoái. (Ảnh minh họa)

Giữ tỷ giá, cung ngoại tệ ra thị trường hợp lý

Trong hầu hết 6 tháng đầu 2022, đồng VND hoạt động tốt, chỉ mất giá 2% so với USD (theo tỷ giá hối đoái Vietcombank) so với mức giảm 5-8% của các đồng tiền trong khu vực. Bên cạnh các tài khoản vãng lai và tài chính lành mạnh của Việt Nam, NHNN cũng chủ động can thiệp bằng cách bán trực tiếp USD ra thị trường, giải thích việc giữ được giá VND trong quãng thời gian này. Sự can thiệp là hợp lý vì biểu đồ Dot Plot của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khi đó còn thấp và việc tăng lãi suất quá sớm có thể đã làm chệch hướng sự phục hồi của nền kinh tế nội địa, vốn vừa mới cải thiện sau một đợt giãn cách dài.

Bất chấp những khó khăn gần đây do Covid và Fed tăng lãi suất, cán cân thanh toán của Việt Nam nhìn chung vẫn ổn định trong bức tranh lớn hơn. (Nguồn: SBV, Maybank IBG)

VND vẫn được kiểm soát tốt cho đến cuối tháng 9/2022 khi Fed xác lập quan điểm diều hâu không khoan nhượng do việc lạm phát của Mỹ tăng cao, ngụ ý rằng lãi suất sẽ tăng thêm 100% so với Dot Plot tháng 6/2022. Mặc dù NHNN đã nhanh chóng phản ứng bằng cách tăng lãi suất điều hành thêm 100 điểm cơ bản (bps) (lãi suất chiết khấu lên 4,5%, lãi suất tái cấp vốn lên 5% và lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng lên 5%) để nới rộng chênh lệch lãi suất, nhưng áp lực lên VND vẫn tiếp tục gia tăng khi tỷ giá hối đoái thị trường tự do vẫn giao dịch cao hơn trần biên độ tỷ giá chính thức.

Áp lực VND giảm giá đã tăng lên trong 8T2022 do chênh lệch tỷ giá giữa Fed và NHNN ngày càng gia tăng trước khi đợtp/bán tháo vào cuối tháng 9 được kích hoạt bởi sự mạnh tay của Fed và thị trường trái phiếu trong nước bị kiếm soát chặt. (Nguồn: Maybank IBG Research (1) 24/02: Xung đột Nga - Ukraine; (2) 16/03: Fed tăng lãi suất 25 bps; (3) 5/4: Công an bắt giữ chủ tịch Tân Hoàng Minh. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được giám sát chặt chẽ; (4) 4/5: Fed tăng lãi suất 50 bps; (5) 15/6: Fed tăng lãi suất 75 bps; (6) 27/7: Fed tăng lãi suất 75 bps; (7) 16/9: Bộ Tài chính ban hành Nghị định 65, sửa đổi quy chế phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp; (8) 21/9: Fed tăng lãi suất 75 bps và đồ thị Dot Plot cho thấy các đợt tăng khác tổng cộng 125 bps trong tháng 11 và tháng 12/2022; (9) 22/9: NHNN tăng lãi suất điều hành 1%; (10) 8/10: Công an bắt giữ nữ chủ tịch Vạn Thịnh Phát (cũng liên quan Ngân hàng TMCP Sài Gòn); (11) 17/10: NHNN nới biên độ USDVND từ 3% lên 5%; và (12) 24/10: NHNN tăng lãi suất điều hành thêm 100 bps.

Áp lực VND giảm giá đã tăng lên trong 8T2022 do chênh lệch tỷ giá giữa Fed và NHNN ngày càng gia tăng trước khi đợt bán tháo vào cuối tháng 9 được kích hoạt bởi sự mạnh tay của Fed và thị trường trái phiếu trong nước bị kiếm soát chặt. (Nguồn: Maybank IBG Research)

(1) 24/02: Xung đột Nga - Ukraine; (2) 16/03: Fed tăng lãi suất 25 bps; (3) 5/4: Công an bắt giữ Chủ tịch Tân Hoàng Minh. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được giám sát chặt chẽ; (4) 4/5: Fed tăng lãi suất 50 bps; (5) 15/6: Fed tăng lãi suất 75 bps; (6) 27/7: Fed tăng lãi suất 75 bps; (7) 16/9: Bộ Tài chính ban hành Nghị định 65, sửa đổi quy chế phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp; (8) 21/9: Fed tăng lãi suất 75 bps và đồ thị Dot Plot cho thấy các đợt tăng khác tổng cộng 125 bps trong tháng 11 và tháng 12/2022; (9) 22/9: NHNN tăng lãi suất điều hành 1%; (10) 8/10: Công an bắt giữ nữ Chủ tịch Vạn Thịnh Phát; (11) 17/10: NHNN nới biên độ USDVND từ 3% lên 5%; và (12) 24/10: NHNN tăng lãi suất điều hành thêm 100 bps.

Vụ việc bắt giữ một nhân vật lớn trong ngành bất động sản ngày 8/10, làm tăng bất ổn, thúc đẩy các dòng tiền tìm đến nơi trú ẩn an toàn ngoài Việt Nam. VND đã trượt 5,4% so với USD (tỷ giá Vietcombank) từ tháng 9 đến tháng 10 so với 3% trong 8 tháng 2022.

Vào ngày 17/10, NHNN đã nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá VND từ ±3% lên ±5% (thực chất là phá giá VND 2% do tỷ giá đã nhanh chóng vượt cận trên của tỷ giá trung tâm) để hạn chế đầu cơ và tiếp theo đó là tăng lãi suất điều hành lần thứ hai trong năm nay thêm 100 bps vào ngày 24/10 làm cho VND hấp dẫn trở lại. Những động thái chính sách này cùng với việc chỉ số USD- Index chững lại đang giúp xoa dịu thị trường ngoại hối trong nước một cách hiệu quả.

>>>Giá vàng tuần tới: “Cú đấm bồi” từ FED

Không loại trừ khả năng có thêm đợt tăng lãi suất

Mặc dù việc nới lỏng áp lực đối với VND đang giúp các nhà hoạch định chính sách dễ thở hơn, chúng ta không thể loại trừ khả năng NHNN sẽ tăng lãi suất điều hành 50-100 bps nữa trong những tháng tới vì:

NHNN đã tăng lãi suất chính sách thêm 200 điểm từ tháng 9 đến tháng 10 để nới rộng độ chênh lệch tỷ giá và khiến VND hấp dẫn trở lại. Chúng tôi không thể loại trừ một mức tăng 100% nữa trong những tháng tới. Nguồn: US FOMC, SBV

NHNN đã tăng lãi suất chính sách thêm 200 điểm từ tháng 9 đến tháng 10 để nới rộng độ chênh lệch tỷ giá và khiến VND hấp dẫn trở lại. Chúng tôi không thể loại trừ một mức tăng 100% nữa trong những tháng tới. (Nguồn: US FOMC, SBV)

Thứ nhất, Fed có thể nâng lãi suất chuẩn lên 125bps - 150bps vào tháng 11 và tháng 12/2022; đây sẽ tạo mức tăng cao nhất trong năm nay, tính đến tháng 10 Fed đã tăng 300 bps. Và thực tế Fed đã có quyết định tăng lãi suất thêm 0,75% - lần thứ tư có mức tăng cao liên tiếp trong lịch sử sau phiên họp FOMC đầu tháng 11 mới đây. Và dù mức tăng của lần này không ngoài dự đoán của giới đầu tư, song một lần nữa khi Chủ tịch Fed Jerome Powell nhắc lại có thể cần sự quyết tâm và kiên nhẫn để giảm lạm phát, tuy nhiên ông lặp lại ý tưởng có thể sẽ đến lúc phải làm chậm tốc độ tăng lãi suất, thị trường vẫn tiếp tục lo ngại về một chính sách "diều hâu" quá mức kế tiếp, với khả năng Fed có thể đưa lãi suất lên tới 5-5,25%.

Thứ hai, Đồng Việt Nam đã trượt giá 8,6% so với đầu năm, có khả năng dẫn đến lạm phát cao hơn ở Việt Nam trong năm tới. Chính phủ Việt Nam đang xem xét nâng ngưỡng lạm phát trung bình lên 4,5% vào năm 2023 từ mức 4,0% trong 5 năm qua. Do đó, tăng lãi suất có thể được coi là một biện pháp phủ đầu.

Thứ ba, Dự trữ ngoại hối của NHNN là 90 tỷ USD, tương ứng khoảng ba tháng nhập khẩu, điều này hạn chế khả năng của NHNN trong việc bán thêm USD ra thị trường.

Dù vậy, với mục tiêu nâng lãi suất của Fed là 4,5-4,75% và nguy cơ suy thoái ở Mỹ vào đầu năm tới, chúng tôi kỳ vọng ảnh hưởng của đồng USD mạnh sẽ bắt đầu giảm bớt, giúp NHNN có thêm dư địa để linh hoạt các chính sách. Do lạm phát nội địa chủ yếu vẫn là chi phí đẩy và chịu tác động lớn hơn bởi suy thoái kinh tế, chúng tôi kỳ vọng chính phủ Việt Nam sẽ chịu đựng mục tiêu lạm phát cao hơn và chuyển sang trạng thái ôn hòa từ 6 tháng cuối năm 2023 để hỗ trợ nền kinh tế trong năm tới.

Có thể bạn quan tâm

  • FED tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp, vàng “lao dốc” không phanh

    FED tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp, vàng “lao dốc” không phanh

    11:00, 03/11/2022

  • Việc tăng lãi suất phù hợp với xu hướng chung, bảo đảm an toàn thanh khoản

    Việc tăng lãi suất phù hợp với xu hướng chung, bảo đảm an toàn thanh khoản

    20:00, 29/10/2022

  • Tác động từ việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành

    Tác động từ việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành

    05:05, 27/10/2022

  • Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất phù hợp với kỳ vọng

    Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất phù hợp với kỳ vọng

    12:40, 25/10/2022

  • Lo ngại FED tiếp tục tăng lãi suất, vàng tiếp đà giảm mạnh

    Lo ngại FED tiếp tục tăng lãi suất, vàng tiếp đà giảm mạnh

    12:30, 25/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
NHNN có thể tăng lãi suất thêm 0,5-1% trong những tháng tới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO