Nhu cầu thép Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024

Diendandoanhnghiep.vn Nguồn cung BĐS nội địa có thể hồi phục từ năm 2024 khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua; áp lực tài chính, lãi suất giảm bớt, điều này dẫn tới việc nhu cầu thép sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024.

>> Ngành Thép còn khó khăn kéo dài đến quý II/2023

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trong quý 1/2023 đều ghi nhận mức giảm mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên đã được cải thiện đáng kể về mặt lợi nhuận so với 2 quý trước đó. Chúng tôi cho rằng xu hướng này đến chủ yếu bởi:

Tổng sản lượng tiêu thụ thép (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép) trong Q1/23 đã giảm mạnh 29,2% so với cùng kỳ từ mức nền cao của quý 1/2022;

Giá bán thép quý 1/2023 mặc dù giảm mạnh so với cùng kỳ tuy nhiên đã tăng đáng kể so với mức trung bình của quý 4/2022, ước tính trung bình giá thép xây dựng và HRC tại Việt Nam trong quý 1/2023 lần lượt là 15,9 triệu đồng/tấn và 660 USD/tấn;

Giá bán thép tăng cũng giúp nhiều doanh nghiệp trong quý 1/2023 ghi nhận hoàn nhập dự phóng giảm giá hàng tồn kho. Nếu loại bỏ khoản lợi nhuận ghi nhận một lần này, một số doanh nghiệp thép đều ghi nhận lỗ ròng;

Chí phí lãi vay trong quý 1/2023 tăng mạnh so với cùng kỳ phản ánh chi phí vốn tăng;

Tỷ giá diễn biến thuận lợi hơn và việc chủ động giảm các khoản vay ngoại tệ giúp các công ty trong quý 1/2023 đã hạn chế khoản lỗ ròng tỷ giá so với 2 quý cuối năm 2022.

Những khó khăn nhất đã ở lại phía sau?

Trong Báo cáo cập nhật ngành thép, giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) toàn cầu đã ghi nhận đà phục hồi đáng kể kể từ tháng 11/2022 sau khi Trung Quốc thông báo dỡ bỏ các lệnh giãn cách xã hội do Covid-19. Các bên tham gia thị trường đã kỳ vọng việc các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc quay trở lại sẽ giúp nối lại chuỗi cung ứng và sản xuất công nghiệp toàn cầu, bên cạnh việc các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ lĩnh vực bất động sản tại quốc gia tỷ dân dần phát huy hiệu quả, những yếu tố trên được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhu cầu thép toàn cầu tăng trưởng trong năm 2023. Kỳ vọng nhu cầu thép tăng đã khiến các nhà máy tích cực gia tăng hiệu suất vận hành và tăng tích trữ nguyên vật liệu (quặng sắt, than cốc), dẫn đến việc giá đầu vào cũng tăng. Chi phí đẩy cũng là một tác nhân chính khiến giá bán thép bứt phá trong quý 1/2023.

Giá bán HRC tại một số khu vực

Giá bán HRC tại một số khu vực

Mặc dù vậy, nhu cầu thép thực tế trong quý đầu năm đã không thực sự mạnh mẽ như kì vọng. Làn sóng Covid-19 mới đã xuất hiện tại Trung Quốc, trong khi các dữ liệu của ngành bất động sản quốc gia này vẫn chưa có nhiều khởi sắc bất chấp việc Chính phủ đã công bố 16 biện pháp chính sách mới cho ngành này. Theo NBS, tổng vốn đầu tư vào bất động sản và doanh số bán nhà mới trong quý 1/2023 vẫn ghi nhận giảm lần lượt 8%-25% so với cùng kỳ. Sản lượng sản xuất tăng mạnh trong khi nhu cầu tiêu thụ yếu đã khiến giá bán thép tại Trung Quốc quay đầu giảm kể từ cuối tháng 3/2023.

Tại EU, chỉ số hoạt động của ngành xây dựng đầu năm 2023 vẫn đang trong vùng thu hẹp, mặc dù tốc độ giảm đã chậm lại. Tỷ lệ tăng giá chi phí đầu vào cũng hạ nhiệt những tháng gần đây nhưng các đơn hàng mới cũng yếu do rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm vẫn còn hiện hữu.

Sản lượng sản xuất thép thô của Trung Quốc trong Q1/23 tăng mạnh 6,1% svck (triệu tấn)

Sản lượng sản xuất thép thô của Trung Quốc trong Q1/23 tăng mạnh 6,1% svck (triệu tấn)

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), sản lượng sản xuất thép thô của Trung Quốc trong quý 1/2023 đạt 262 triệu tấn, tăng mạnh 6,1% so với cùng kỳ. Kể từ 7/4/2023, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã thực hiện lấy ý kiến từ các nhà máy thép lớn tại quốc gia này về kế hoạch cắt giảm sản lượng thép thô trong năm 2023. Dù thông báo chính thức vẫn chưa được đưa ra nhưng nhiều tổ chức lớn (bao gồm Bloomberg, Reuters, S&P Global) đều đưa ra dự báo rằng Trung Quốc sẽ giảm 2,5% so với cùng kỳ sản lượng sản xuất thép thô trong năm 2023. Điều đó đồng nghĩa việc sản lượng sản xuất thép thô và nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc sẽ giảm trong những tháng còn lại của năm 2023 đề bù đắp phần tăng trưởng của quý 1.

>> Tâm lý “chờ đợi” giá thép giảm

Nhu cầu thép của Việt Nam phụ thuộc vào triển vọng được cải thiện của thị trường BĐS dân dụng

Triển vọng ngành BĐS dân dụng ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu ngành thép Việt Nam khi chiếm khoảng 60-65% nhu cầu toàn ngành và ảnh hưởng đến hầu hết các mặt hàng thép thành phẩm. Kể từ quý 2/2022, ngành BĐS nội địa chững lại sau hàng loạt sự kiến bắt giữ một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp BĐS lớn (vi phạm quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp), lãi suất mua nhà tăng và room tín dụng hạn chế.

Nhu cầu của ngành thép Việt Nam đến từ những nguồn nào?

Nhu cầu của ngành thép Việt Nam đến từ những nguồn nào?

Các tín hiệu tích cực hơn đối với ngành BĐS đã dần xuất hiện thời gian gần đây. Hàng loạt chính sách nhằm tháo gỡ thị trường BĐS được ban hành kể từ đầu năm 2023 như Nghị định 08/2023 về trái phiếu doanh nghiệp, Nghị quyết 33 về một số giải pháp tháo gỡ thị trường BĐS, Quyết định 388 về đề án phát triển nhà ở xã hội và mới đây nhất là NĐ10 tạo cơ sở giải quyết các nút thắt pháp lý. Tuy nhiên hiệu quả thực tế triển khai vẫn cần kiểm chứng thêm, điển hình từ gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng năm 2013 đã gặp nhiều vấn đề bất cập.

Hiện còn quá sớm để đánh giá thị trường BĐS liệu có “rã đông” khi thực tế triển khai các chính sách vẫn còn bỏ ngõ và nhiều điểm nghẽn về pháp lý vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các chính sách ban hành đó có thể tháo gỡ một phần nút thắt, tuy nhiên cần những giải pháp đồng bộ hơn về cả quy trình pháp lý, tiếp cận nguồn vốn để thị trường bất động sản phục hồi.

Nhu cầu thép Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024

Nhu cầu thép Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024

Do đó, chúng tôi kỳ vọng nguồn cung BĐS nội địa sẽ chỉ có thể được hồi phục từ năm 2024 khi: Luật đất đai sửa đổi được thông qua tháo gỡ hàng loạt, đồng bộ các nút thắt pháp lý và áp lực tài chính, lãi suất được giảm bớt khi các ngân hàng tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn cũng như kích cầu người mua nhà. Điều này dẫn tới việc nhu cầu thép Việt Nam sẽ chỉ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024.

Nhu cầu ảm đạm kéo dài của lĩnh vực xây dựng dân dụng nội địa sẽ tác động đáng kể đối với nhu cầu vật liệu xây dựng trong năm 2023. Do đó, mặc dù giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong những quý tới, chúng tôi dự báo tổng nhu cầu thép trong nước sẽ tăng trưởng âm một chữ số vào năm 2023. Cụ thể, tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng-tôn mạ của Việt Nam trong năm 2023 sẽ giảm lần lượt 9,2%-7,0% so với cùng kỳ xuống mức 9,5 triệu tấn – 3,9 triệu tấn.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhu cầu thép Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714325238 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714325238 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10