Nhựa Ngọc Nghĩa lại viết tiếp giấc mơ thực phẩm?

Diendandoanhnghiep.vn Với kết quả bết bát, Nhựa Ngọc Nghĩa đã chấm dứt mối lương duyên với mảng thực phẩm khi thoái vốn khỏi Thực phẩm Hồng Phú vào năm 2018. Tuy nhiên, giấc mơ này vẫn chưa khi nào "nguôi".

Mới đây, CTCP Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa ((Nhựa Ngọc Nghĩa, NNG) đã có những bước đi trở lại ngành thực phẩm với vị thế mới mà theo đánh giá của giới kinh doanh gọi là chiến lược "mượn lực".

Cụ thể, Hội đồng Quản trị Nhựa Ngọc Nghĩa đã thông qua chủ trương hợp tác với Công ty TNHH MTV Thương mại Corola để kinh doanh các thực phẩm cao cấp như đồ uống, bánh kẹo, các loại thủy hải sản, thực phẩm đóng hộp,…

Các sản phẩm này sẽ được nhập khẩu từ những quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu,… và được phân phối lại thông qua hệ thống của Corola tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào những đô thị lớn.
Theo tờ Kinh tế và tiêu dùng, Corola là doanh nghiệp thành lập ngày 26/9/2018, với ngành nghề chính là bán lẻ lương thực, thực phẩm và đồ uống.

Ngọc Nghĩa cũng từng tham vọng dấn thân vào lĩnh vực thực phẩm để gia tăng giá trị, tuy nhiênp/giấc mộng này đến nay vẫn đang dang dở.

Ngọc Nghĩa cũng từng tham vọng dấn thân vào lĩnh vực thực phẩm để gia tăng giá trị, tuy nhiên giấc mộng này đến nay vẫn đang dang dở.

Đáng chú ý, Tổng Giám đốc Ngọc Nghĩa, ông La Văn Hoàng cũng đang là Tổng Giám đốc của Corola và vợ là bà Bùi Bích Hồng cũng từng là chủ của doanh nghiệp này.

Thông tin trên Kinh tế và tiêu dùng cho biết, cái bắt tay hợp tác mới cùng Corola dự kiến sẽ kéo dài 5 năm kể từ ngày kí hợp đồng.

Phía Ngọc Nghĩa sẽ rót vốn 103 tỉ đồng, trong khi Corola đóng góp bằng hệ thống phân phối và trực tiếp quản lí nguồn vốn, điều hành việc nhập khẩu, phân phối và kinh doanh hàng hóa.

Như vậy, thay vì đầu tư ngay từ đầu cho các hoạt động nghiên cứu sản phẩm, làm thương hiệu, phát triển thị trường rất tốn kém và rủi ro cao, doanh nghiệp chọn cách hợp tác, phân phối các thương hiệu đã có tên tuổi nhằm đẩy nhanh thâm nhập thị trường trước khi phát triển các thương hiệu riêng.

Thành lập năm 1993, Nhựa Ngọc Nghĩa được biết đến là doanh nghiệp có năng lực sản xuất bao bì hàng đầu Việt Nam với công suất hàng năm khoảng 3,7 tỉ khuôn, chai PET và nắp nhựa,...cho các doanh nghiệp lớn trong ngành FMCG như Vinamilk, Lavie, Unilever, Cocacola, Pepsi…với doanh thu trên một nghìn tỷ mỗi năm và là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành.

Không chỉ tập trung thị trường nội địa, sản phẩm chai PET của Nhựa Ngọc Nghĩa còn xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines…và điều này góp phần quan trọng thúc đẩy doanh thu tập đoàn.

Tuy vậy, sau những năm tháng thuận lợi thì khó khăn dần đến khi sản phẩm vỏ chai PET của công ty dần bị cạnh tranh bởi các đối thủ trong nước, cũng như các doanh nghiệp tới từ Đài Loan. Ngoài ra, các tập đoàn lớn như Cocacola, Pepsi cũng dần tự chủ được nguồn hàng.

Tiềm năng của mảng kinh doanh vỏ chai PET không còn quá hấp dẫn, Nhựa Ngọc Nghĩa quyết tâm tìm hướng đi mới đó là mảng thực phẩm.

Năm 2009, Ngọc Nghĩa thành lập công ty sản xuất bánh kẹo Thực phẩm Đông Á, tiến vào mảng sản xuất nước chấm với Thực phẩm Hồng Phú, đơn vị sở hữu 2 thương hiệu nước chấm Kabin, Thái Long, và sau này là mảng thịt với Thịt ngon Quốc tế và Thịt ngon Quốc tế La Maison.

Tuy nhiên, các lĩnh vực mới này đã lỗ lớn ngay từ khi bắt đầu kinh doanh. Việc thua lỗ là có dự liệu trước nhưng do phải chi rất nhiều cho quảng cáo và phát triển hệ thống phân phối khiến kết quả không được như kỳ vọng.

Thực tế khó khăn đi quá xa tầm kiểm soát của Nhựa Ngọc Nghĩa khi mảng mới này đã liên tục thua lỗ. Thống kê từ năm 2010 đến nửa đầu năm 2017, mảng thực phẩm của Nhựa Ngọc Nghĩa mang về tổng doanh thu hơn 2.100 tỷ đồng nhưng đã lỗ tới gần 1.200 tỷ đồng. Điều này khiến công sức từ ngành nhựa "đổ sông đổ bể" và Nhựa Ngọc Nghĩa chỉ lãi vài chục tỷ mỗi năm. Riêng năm 2016, lợi nhuận công ty chỉ còn vỏn vẹn gần 7 tỷ đồng, đến năm 2017 chỉ đạt 10 tỷ đồng.

Thị trường có giới hạn, nên thị phần của Masan tăng lên đồng nghĩa với hàng loạt doanh nghiệp nước mắm khác thu hẹp sản xuất, thậm chí là đóng cửa. Đến cả doanh nghiệp lớn như Unilever dù đưa nước mắm thương hiệu Knorr Phú Quốc ra trước, nhưng cũng nhanh chóng bị mất thị phần. Do đó, không quá ngạc nhiên khi “tân binh” như Hồng Phú lại lỗ triền miên kể từ khi thành lập. Chọn một ngành vừa không phải thế mạnh, vừa phải đối đầu với nhiều ông lớn là một quyết định “quả cảm” của Ngọc Nghĩa. 

Với kết quả bết bát, cũng dễ hiểu khi Nhựa Ngọc Nghĩa quyết định cắt lỗ khỏi Thực phẩm Hồng Phú, chấm dứt mối lương duyên với mảng nước chấm. Trước đó, Nhựa Ngọc Nghĩa cũng đã tiến hành thoái vốn khỏi 2 lĩnh vực đặt nhiều kỳ vọng là bánh kẹo và thịt.

Trong năm 2016, Nhựa Ngọc Nghĩa đã thành lập 2 Công ty TNHH Thịt ngon quốc tế và Công ty TNHH Thịt ngon quốc tế Maison với vốn pháp định 66 tỷ đồng. Tuy vậy, chỉ sau 1 năm thành lập, Nhựa Ngọc Nghĩa đã rút chân khỏi mảng này khi tiến hành chuyển nhượng lại 2 công ty với mức giá bằng vốn pháp định.

Với mảng bánh kẹo, trước đó, trong năm 2015, cũng đã bán thanh lý lỗ CTCP Sữa và Bánh kẹo Hoàng Đế, doanh nghiệp phụ trách mảng bánh kẹo. Hiện tại, công ty đã đổi tên thành CTCP Thực phẩm Richy miền nam

Ngọc Nghĩa cũng từng tham vọng dấn thân vào lĩnh vực thực phẩm để gia tăng giá trị, tuy nhiên giấc mộng này đến nay vẫn đang dang dở. Liệu ông lớn ngành nhựa này sẽ viết tiếp giấc mơ thế nào?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhựa Ngọc Nghĩa lại viết tiếp giấc mơ thực phẩm? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714926038 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714926038 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10