Những ngân hàng nào sẽ tăng trưởng mạnh lợi nhuận năm 2020?

Dương Thuỳ 28/02/2020 05:00

Lợi nhuận là thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Vậy trong số các tổ chức tín dụng (TCTD) niêm yết trên sàn thì lợi nhuận sau thuế ngân hàng nào đang giữ vị trí số 1 năm 2020?

Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng tính đến 31/12/2019

Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng năm 2019, đơn vị tính: Tỷ đồng.

Dẫn đầu là "Big 4"

Nếu như các năm trước, top ngân hàng thay phiên nhau dẫn đầu lợi nhuận sau thuế thường rơi vào 3 “ông lớn” là Vietcombank, VietinBank, BIDV, thì đến năm 2019 đã có sự thay đổi rõ rệt với sự “lột xác” của các ngân hàng thương mại như Techcombank, VPBank, SHB...

Lợi nhuận có thể chưa phản ánh toàn diện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, nhưng vẫn được xem là một tiêu chí quan trọng trong các bảng xếp hạng, mà các nhà đầu tư lưu ý khi chọn lựa cổ phiếu.

Năm 2019, Vietcombank chính thức khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu với quy mô lợi nhuận lớn nhất và chất lượng hoạt động tốt nhất trong hệ thống. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên có lợi nhuận vượt mốc 20 ngàn tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu thực chất thấp nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn,” ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết.

Hiện thị phần huy động và cho vay của Vietcombank đứng thứ ba, sau BIDV và VietinBank trong nhóm các ngân hàng niêm yết....

Ngân hàng thứ hai cán mốc lợi nhuận sau thuế cao phải nói tới là Tehcombank. Từ năm 2017, lợi nhuận của BIDV, VietinBank đã gần như bị Techcombank bắt kịp. Trước khi vượt qua 2 “đại gia” này, Techcombank đã tạo nên "hiện tượng" khi liên tiếp tăng trưởng theo cấp số nhân, bỏ qua nhiều ngân hàng tư nhân lớn như MB, Sacombank...

Trong năm 2019, Techcombank tập trung vào mảng dịch vụ cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Techcombank đã phát triển các dịch vụ online, mobile cho khách hàng doanh nghiệp SME. Một trong những thành công lớn của ngân hàng là số tiền không kỳ hạn trong tăng rất cao, bằng 29% trên tổng huy động.

Đứng thứ ba là Vietinbank và thứ tư là BIDV. Có thể nói năm 2019, BIDV đã có bước tăng trưởng ngoạn mục khi bán 15% cổ phần cho đối tác KEB Hana Bank (Hàn Quốc) với giá hơn 20.295 tỷ đồng, tức khoảng 882 triệu USD. Đây là thương vụ M&A có giá trị cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.

Trong khi đó, VPBank cũng là một “hiện tượng” trong năm 2019 với con số lợi nhuận được công bố đạt gần 10 ngàn tỷ đồng và bỏ xa Agribank, MB để tiến sát đến VietinBank, Vietcombank, BIDV, nằm trong tốp các ngân hàng tăng trưởng nhất trong năm 2019.

"Ẩn số" năm 2020

Ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, trong năm 2020, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 12%, tín dụng tăng 14%, cụ thể phụ thuộc vào chỉ tiêu tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, duy trì nợ xấu dưới 0,8%.

Ông Lê Đức Thọ-Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, ngân hàng đã chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng vốn tự có, tuy nhiên các biện pháp thực hiện đã được khai thác tới hạn, tỷ lệ sở hữu nhà nước tại VietinBank đã ở mức tối thiểu (64,46%), tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài đã đạt tới 30%. Do đó để năng cao năng lực tài chính, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ đảm bảo an toàn, VietinBank rất cần được Chính phủ phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ để phát triển hoạt động kinh doanh, phục vụ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô…

Có thể bạn quan tâm

  • Rủi ro tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng

    Rủi ro tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng

    11:00, 05/02/2020

  • Lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh nhờ đâu?

    Lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh nhờ đâu?

    05:00, 30/10/2019

  • Ngân hàng nào chưa hoàn thành 3 trụ cột Basel II?

    Ngân hàng nào chưa hoàn thành 3 trụ cột Basel II?

    07:20, 19/02/2020

  • Ngân hàng đầu tiên chính thức hoàn thành triển khai cả 3 trụ cột của Basel II

    Ngân hàng đầu tiên chính thức hoàn thành triển khai cả 3 trụ cột của Basel II

    14:24, 14/02/2020

  • “Lối thoát” khi “lỗi hẹn” Basel II

    “Lối thoát” khi “lỗi hẹn” Basel II

    14:59, 24/12/2019

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng, với tính hình dịch SARS-CoV-2 lan trên diện rộng hiện nay, để cán mốc lợi nhuận sau thuế năm 2020 cao hay không phụ thuộc vào room tín dụng. Thách thức chung của các ngân hàng năm 2020 sẽ đến từ “room tín dụng eo hẹp”. Với những ngân hàng có các thị trường riêng, dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt, thì luôn mong muốn được nới room tín dụng ngay từ giữa năm (kế hoạch tín dụng thường cao hơn room được giao ban đầu) và sẽ chủ động hướng đến các mảng dành cho đối tượng doanh nghiệp SME và nhóm bán lẻ.

Hiện tại, có 18 ngân hàng trong nước đã được công nhận chuẩn Basel II trước hạn. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được cải thiện, đạt mức 12%. Nhiều ngân hàng đã và đang duy trì chính sách trích lập dự phòng ở mức cao, đảm bảo phòng ngừa rủi ro trong trường hợp thị trường biến động, nhất là trong bối cảnh dịch SARS-CoV-2 đang hoành hành. Do vậy, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của nhóm ngân hàng đã đáp ứng chuẩn Basel II, nhất là những ngân hàng đã hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II, sẽ tăng mạnh hơn nhóm chưa đáp ứng tiêu chuẩn này…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những ngân hàng nào sẽ tăng trưởng mạnh lợi nhuận năm 2020?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO