Những nguyên nhân làm tăng chỉ số CPI tháng 9

LINH NGA 29/09/2020 11:00

9 tháng, bình quân, CPI tăng 3,85%, vẫn được kiểm soát tốt nhưng cao nhất trong 5 năm gần đây.

Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, CPI tháng 9/2020 tăng 0,12% so với tháng trước, tăng 0,01% so với tháng 12/2019, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước.

Có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng Chín tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 2,08% (dịch vụ giáo dục tăng 2,29%) làm CPI chung tăng 0,12% do trong tháng có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí cho năm học mới 2020-2021 và giá các mặt hàng sách vở, đồ dùng học tập tăng. 

ffdh

Chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 2,29% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,12%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,62%, chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 3,23% (làm CPI chung tăng 0,11%) và giá gas tăng 0,52%. Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,1% do nhu cầu sắm sửa quần áo và giày dép cho năm học mới; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,05%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%. 

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,31%, trong đó lương thực tăng 0,53% do giá gạo tăng 0,71%; thực phẩm giảm 0,59%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2% do nhu cầu du lịch của người dân giảm khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại; nhóm giao thông giảm 0,12%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình giảm 0,06%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.

Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê cho biết có 4 nguyên nhân làm tăng CPI trong tháng 9/2020. Cụ thể có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới theo đó chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 2,29% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,12%.

Giá điện sinh hoạt tính trong CPI tháng 9/2020 tăng 3,23%; giá nước sinh hoạt tăng 0,4% so với tháng trước.

Giá điện tăng cũng

Giá điện sinh hoạt tính trong CPI tháng 9/2020 tăng 3,23%.

Bên cạnh đó, giá gạo tăng 0,71% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tăng vì lo ngại dịch Covid-19 có thể kéo dài.

Theo bà Ngọc, bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI thì có một số nguyên nhân kiềm chế CPI tháng 9 như giá xăng dầu điều chỉnh giảm vào ngày 27/8/2020; 11/9/2020 và 26/9/2020, bình quân tháng 9 giá nhiên liệu giảm 0,05% so với tháng trước; giá vé tàu hỏa giảm 1,26% so với tháng trước; giá thịt lợn, giá gia cầm, thủy sản tươi sống giảm do nguồn cung nhiều và nhu cầu giảm.

Với kết quả này, bình quân quý III năm 2020, CPI tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2020, CPI tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2019.

Như vậy có thể thấy, mặc dù cho tới thời điểm này, lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, khi mà CPI bình quân 9 tháng vẫn tăng thấp hơn mục tiêu 4% đề ra, song vẫn là cao nhất trong 5 năm gần đây.  Trong 3 tháng còn lại của năm, Việt Nam vẫn phải tiếp tục nỗ lực kiểm soát giá cả thị trường, để giữ tốc độ tăng CPI cả năm dưới 4% như mục tiêu Chính phủ đề ra.

GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12% (quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,62%), cũng là mức tăng trưởng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.

“Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế”, bà Hương nói.

Cả nước có 10.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 9 với số vốn đăng ký 203.300 tỷ đồng, giảm 23,1% về số doanh nghiệp và giảm 29,6% về vốn đăng ký.

Tính chung 9 tháng, có 99.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 1,42 triệu tỷ đồng, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,4 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Dần giảm tốc, CPI có thể đạt mục tiêu

    Dần giảm tốc, CPI có thể đạt mục tiêu

    00:30, 02/08/2020

  • CPI tháng 7 tăng 0,4%: Thách thức mục tiêu năm 2020

    CPI tháng 7 tăng 0,4%: Thách thức mục tiêu năm 2020

    13:00, 29/07/2020

  • CPI những tháng tới sẽ ra sao?

    CPI những tháng tới sẽ ra sao?

    11:00, 04/07/2020

  • CPI tháng 5 tăng thấp nhất giai đoạn 2016-2020

    CPI tháng 5 tăng thấp nhất giai đoạn 2016-2020

    16:00, 29/05/2020

  • Tăng trưởng thặng dư thương mại sẽ là yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng GDPp/ 

    Tăng trưởng thặng dư thương mại sẽ là yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng GDP  

    04:00, 23/09/2020

  • Thành phố Thủ Đức sẽ đóng góp 7% GDP của cả nước

    Thành phố Thủ Đức sẽ đóng góp 7% GDP của cả nước

    14:31, 19/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những nguyên nhân làm tăng chỉ số CPI tháng 9
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO