Rừng nhường đất cho sản xuất cùng hàng trăm dự án thủy điện, đã biến miền đất khó nghèo gồng gánh những tai ương của thảm họa lũ quét, núi lở,...
Chỉ hơn 40 năm sau, những cánh rừng nguyên sinh trên dãy Trường Sơn khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã phải nhường đất cho sản xuất cùng hàng trăm dự án thủy điện, đã biến miền đất khó nghèo gồng gánh những tai ương của thảm họa lũ quét, núi lở. Đó là cái giá phải trả khi hệ sinh thái rừng bị hủy hoại bởi bàn tay con người.
Cơn cuồn nộ của đất trời
Chỉ trong giữa tháng 10 đến nay, thiên tai bão lũ hoành hành dãi đất miền Trung. Từ những cơn “siêu bão”vừa càn quét qua 5 tỉnh thành miền Trung.
Rồi lũ quét, sạt lở núi đã làm 180 người chết và mất tích cùng hàng trăm nghìn ngôi nhà bị chìm trong biển nước tại các tỉnh thành miền trung. Phải chăng cái giá phải trả bởi bàn tay con người tàn phá thiên nhiên khiến đất trời nổi cơn cuồn nộ…
Thế hệ hôm nay có mấy ai tự hỏi rằng những cơn bão lũ hơn 40 năm trước so với bây giờ có giống nhau. Sự cuồn nộ của đất trời có tàn khốc như những trận bão lũ những năm gần đây?
Chắc chắn một điều rằng những cơn bão giông, lũ lụt của hôm nay không còn mang hình hài thưở trước. Hãy nhìn những cơn sạt lở núi vùi lấp 42 con người ở đầu nguồn vùng rừng núi Thùa Thiến Huế mới thấm nổi đau.
Chỉ một cơn mưa khoảng 200-500 mm kéo dài 1 ngày là nước từ đại ngàn đổ về cuốn phăng tất cả nhà cửa ruộng vườn và cùng với cơn lũ quét là sạt lở núi. Bởi rừng xanh bao đời nay đã bị con người phạt ngang lưng, chỉ còn trơ trọi những quả đồi với dây leo phủ kín mà các cấp chính quyền thường gọi với tên mỹ miều là đã "hoàn thành chỉ tiêu phủ xanh đồi trọc".
Đi qua những miền rừng giữa ngày bão lũ, tận mắt chứng kiến những cánh rừng bị tàn phá bởi bàn tay con người mới thấy nước mắt của rừng đổ xuống sau những máy cuốc đào xới, một núi non ngàn xanh chỉ còn lại đất trống nhường đất cho dự án thủy điện.
Nhìn dòng nước đục ngầu cuốn theo đất đá đổ về xuôi, bất chợt rùng mình nghĩ rừng già đã chết với bao nổi hờn oán theo dòng nước đỏ ngầu. Những ngôi nhà chìn sâu trong nước, những quả núi đổ sập vùi lấp những ngôi nhà. Nhìn dòng nước đỏ ngầu cuộn chảy, gào thét như hung thần càn qua những làng mạc miền xuôi, càn qua thành phố, và những phận người cơ cực.
Những đứa trẻ lớn lên trong thế kỷ này, chúng không biết đến những cơn bão ríu rít ngày xưa. Giờ đây chỉ cảm nhận những cơn bão mưa ập xuống, chỉ có bùn đất và những cơn đói và hiển hiện trước mắt là nước đục và những cái chết tức tưởi bị đất đá vùi lấp hiển hiện trước mắt.
Đó phải chăng là cái giá mà con người đã phải trả giá cho sự tàn phá vô luân. Nhưng người trả giá cho cơn cuồn nộ của đất trời khi rừng bị tàn phá là lương dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời…
Nhìn những ngôi nhà của lương dân nơi miền đất Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam…chìm trong nước lũ thấy đau quặn thắt lòng. Bất chợt lòng người tự hỏi, biết đến bao giờ rừng được hồi sinh trả lại nguyên thủy ban đầu để đôi mắt trẻ thơ trong veo trên miền nhiệt đới với rừng xanh phồn sinh ngút ngàn, để không còn những con sông chết, những dòng nước không còn ngầu đỏ cuộn đổ về xuôi tàn phá? Chúng ta có quyền mơ-Một giấc mơ biết đến bao giờ?
Nước mắt nơi rừng thẵm
Nổi tang thương từ thủy điện Rào Trăng chưa kịp lắng xuống, vẫn còn nhiều người trong đống đất đá núi sạt chưa tìm thấy xác. Thì ngày trong chiều tối 28/10, khi cơn siêu bão số 9 vừa dứt là thẳm nạn lại xảy ra nơi miền rừng núi xã Trà Leng, nằm trên đầu nguồn thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam.
Thảm nạn sạt lở núi kinh hoàng lại tiếp tục xảy ra tại thôn 1 xã Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam) vùi lấp 53 người dưới đồng đất đá. Ngay trong đêm 28-10, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh; lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các ngành liên quan đã họp khẩn và chỉ đạo công tác tìm kiếm người dân bị núi sạt vùi lấp giữa rừng thẳm.
Báo cáo với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dúng giữa khuya 28 và rạng sang hôm nay, thảm nạn sạt lở núi giữa miền rừng đầu nguồn thủy điện Sông Tranh 2 đã vùi lấp 45 người ở thôn 1, xã Trà Leng, và 8 người ở thôn 1 xã Trà Vân (Nam Trà My). Ngay trong đêm đã tìm thấy thi thể của 7 nạn nhân dưới đống đất đá vùi lấp.
Nước mắt đau thương của thảm nạn sạt lở núi lại tiếp diễn dọc dài giữa đại ngàn trên dãy trường sơn vẫn tiếp tục đổ xuống và vẫn chưa có điểm dừng. Bởi rừng xanh đã bị bàn tay con người tàn phá. Bởi những dự án thủy điện vẫn tiếp tục đầu tư khiến rừng xanh nổi giận giáng tai ương xuống đầu dân lành.
Thảm nạn sạt lở núi sẽ còn tiếp diễn mà nói như Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong rạng sang 29/10 rằng khó dự báo được. Thế nhưng, sau cơn bão vừa tan, hang loạt thủy điện nơi đầu nguồn Quảng Nam thi nhau xả nước khiến vùng hạ du bắt đầu chìm trong nước lũ.
Nhìn con số hang nghìn m3 nước từ các thủy điện A Vương, Đắk Mi 4, Sông Bung , 4, Sông Tranh 2 thi nhau xả hàng nghìn m3 nước/s mới hiểu được bão là do trời đất nổi cơn cuồn nộ. Còn lũ miền hạ lưu đang chực chờ nhấn chìm hàng tram nghìn ngôi nhà là do con người tạo nên với tên gọi ‘Xả lũ đúng qui trình” từ những dự án thủy điện mang tên “thảm họa” với những quả “bom nước” treo trên đầu dân lành đã và đang bắt đầu kích hoạt.
Có thể bạn quan tâm