Những thay đổi “sống còn” của các doanh nghiệp thời "hậu COVID-19"

Diendandoanhnghiep.vn Không nghi ngờ gì nữa, COVID-19 đã làm rung chuyển nền kinh tế. Nhưng, kể cả khi cơn bão đại dịch đã qua đi, doanh nghiệp cũng cần phải có sự thay đổi chiến lược...

Theo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự đoán, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm ở mức vừa phải từ 5,9% vào năm 2021 xuống còn 4,4% vào năm 2022, phần lớn phản ánh dự báo sụt giảm ở hai nền kinh tế lớn nhất.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự đoán, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm ở mức vừa phải từ 5,9% vào năm 2021 xuống còn 4,4% vào năm 2022.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự đoán, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm còn 4,4% vào năm 2022.

Tại Mỹ và Trung Quốc, sự thiếu hụt nguồn cung và những gián đoạn do đại dịch gây ra liên quan đến chính sách COVID-19 không khoan nhượng và căng thẳng tài chính kéo dài giữa các nhà phát triển bất động sản đã gây ra sự sụt giảm mạnh mẽ. Kéo theo đó là tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại còn 3,8% vào năm 2023.

Cuộc khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn nhiều thị trường toàn cầu, nó đã thay đổi cuộc sống, nhu cầu, ưu tiên và hành vi chi tiêu của mọi người. Và trong điều kiện kinh tế khắc nghiệt đó, người tiêu dùng trở nên sáng suốt hơn với việc họ sẽ tiêu tiền ở đâu và như thế nào. Song, đối với các doanh nghiệp điều này đã và đang tạo ra một loạt thách thức mới.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào trạng thái bình thường mới.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào trạng thái bình thường mới.

Tại Việt Nam, vào thời điểm tháng 10 năm 2021, khi mà chỉ thị giãn cách xã hội đã từng bước được nới lỏng và các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại. Nhằm phát hiện những sự thấu hiểu sâu sắc về thị trường trong và sau đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp định hình kế hoạch hành động tích cực trong giai đoạn hậu COVID nói chung, Base.vn đã tiến hành khảo sát trên diện rộng: "Hành động của doanh nghiệp Việt Nam trước Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 & Kế hoạch hồi phục trong bình thường mới".

Theo đó, thông qua kết quả tổng hợp từ hơn 250 lãnh đạo doanh nghiệp ở nhiều quy mô và lĩnh vực, Base.vn đã đưa ra một số những ưu tiên chiến lược nổi bật của các doanh nghiệp thời “hậu COVID-19”.

Tái cấu trúc là tất yếu

Hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát đã lựa chọn phản ứng bằng cách cắt giảm chi phí vận hành. Một số lớn phản ứng bằng cách đầu tư cho nghiên cứu phát triển, chuyển đổi số vận hành nội bộ.

Tái cấu trúc doanh nghiệp tà điều tất yếu.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là điều tất yếu.

Có thể nói, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi (ví dụ: chi phí thuê văn phòng). Trong khi đó, một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp (ví dụ: tự động hóa và công nghệ giúp phối hợp làm việc).

Theo Base.vn nhận định, đây cũng chính là điểm tích cực nổi bật mà đại dịch đã đem lại cho các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng. Để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới.

Tái tạo thương hiệu là cần thiết

Cũng theo khảo sát từ Base.vn cho thấy, 53% doanh nghiệp lựa chọn chiến lược tái tạo (reinvent) nhằm thay đổi, cải tiến sản phẩm dịch vụ để thích nghi trong trạng thái “bình thường mới”.

Tái tạo thương hiệu sẽ lôi kéo được khách hàng.

Tái tạo thương hiệu sẽ lôi kéo được khách hàng.

Có thể nói, những tác động từ đại dịch COVID-19 đã tạo ra nhận thức mới, xu hướng chuyển dịch mới trong thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại. Chính vì vậy, trong bối cảnh này việc xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để vực dậy sản xuất, kinh doanh là một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp.

Tìm kiếm sự khác biệt, tự làm mới mình, chọn hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường, cải tiến sản phẩm dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn. Trong số các giải pháp sáng tạo để vực dậy sản xuất, kinh doanh, làm mới và đổi mới nhãn hiệu được coi là một giải pháp tích cực đối với doanh nghiệp.

Quyết đoán và nhanh chóng hơn

Một điều mà tất cả các doanh nghiệp có lẽ cần phải làm làm tốt hơn là nhanh chóng đưa ra quyết định và hành động theo đó. Từ việc tăng cường hoạt động mới để sớm ra mắt sản phẩm. Trước đây, các doanh nghiệp có xu hướng di chuyển chậm và bài bản hơn. Mặc dù điều này giúp đảm bảo quy trình tốt, nhưng nó ngày càng chậm so với tốc độ kinh doanh. Đại dịch đã buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ nhanh, hành động nhanh và bớt sợ hãi.

Một điều mà tất cả các doanh nghiệp có lẽ cần phải làm làm tốt hơn là nhanh chóng đưa ra quyết định và hành động theo đó.

Các doanh nghiệp nhanh nhạy sẽ có nhiều khả năng thành công hơn.

Thậm chí, cảm giác cấp bách mới này đã thay đổi cách mà các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các công cụ phân tích để theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của mình để đẩy nhanh các quá trình hoạt động. Sau đó, nhiệm vụ đơn giản là biến nó thành một sản phẩm khả thi về mặt thương mại, vượt xa khỏi vòng đời phát triển sản phẩm kiểu truyền thống.

Những doanh nghiệp nhanh nhạy là những “tay chơi” đang có những bước nhảy vọt về phía những đặc tính nhanh nhạy của văn hóa khởi nghiệp, hay nói cách khác, họ đang nhìn thấy “sự tăng tốc của tương lai”.

Bên cạnh đó, theo khảo sát cũng cho thấy, trên 60% doanh nghiệp sẽ tiếp tục giữ mô hình kết hợp làm việc online và làm việc tại văn phòng (hybrid work), kết hợp kinh doanh online và kinh doanh tại chỗ.

Hiện tại, doanh nghiệp của bạn có đang đi đúng theo xu thế thị trường và đâu sẽ là phương án phù hợp tiếp theo cho lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những thay đổi “sống còn” của các doanh nghiệp thời "hậu COVID-19" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711675607 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711675607 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10