Những thương vụ thoái vốn nhà nước đình đám năm 2018 (Kỳ 9): Vinatex gặp "khó" khi thoái vốn đầu tư ngoài ngành

Diendandoanhnghiep.vn Với 12 khoản đầu tư cần thoái vốn nhưng lại nằm tại các doanh nghiệp kém hiệu quả nên Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đang "gặp khó" trong việc tìm nhà đầu tư.

12 đơn vị vào danh sách thoái vốn

Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong giai đoạn 2011 – 2017, tập đoàn đã hoàn thành thoái vốn tại 26 đơn vị với tổng giá trị thu hồi đạt 1.257,9 tỷ đồng. Hiện, tập đoàn đang triển khai việc thoái vốn tại 12 đơn vị, gồm:

Ngân hàng TMCP Nam Việt (nay là Ngân hàng Quốc Dân, phải thoái 6,9 triệu cổ phần), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Hưng – Vinatex (phải thoái 500.000 cổ phần), Công ty Cổ phần TCE Vina Denim (phải thoái 3,2 triệu cổ phần), Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Dịch vụ Đầu tư (phải thoái 61.000 cổ phần);

Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex Tân Tạo (phải thoái 2,7 triệu cổ phần), Quỹ Đầu tư Việt Nam (còn 0,7 tỷ đồng theo mệnh giá), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bình Thắng (phải thoái 576.500 cổ phần), Công ty TNHH Nguyên liệu DMVN (phải thoái 2,9 triệu cổ phần);

Công ty Cổ phần Dệt may Viễn thông Sài Gòn Vina (phải thoái 8,5 triệu cổ phần), Công ty Cổ phần Len Việt Nam (phải thoái 2,7 triệu cổ phần), Công ty Cổ phần Bông Việt Nam (phải thoái 2,75 triệu cổ phần), Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú (phải thoái 550.000 cổ phần).

Hiện Vinatex đang triển khai thoái vốn tại 12 đơn vị khác với tổng số vốn gốc chưa đánh giá lại trị giá hơn 384 tỷ đồng.

Hiện Vinatex đang triển khai thoái vốn tại 12 đơn vị khác với tổng số vốn gốc chưa đánh giá lại trị giá hơn 384 tỷ đồng.

Nỗi buồn của Vinatex

Theo Vinatex, việc thoái vốn của Vinatex tại 12 đơn vị nêu trên đang gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, tại Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex Tân Tạo và Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Bình Thắng, tập đoàn đã triển khai đấu giá nhưng không có nhà đầu tư đăng ký, do vậy không thể tổ chức đấu giá được.

Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Hưng, đơn vị này còn không hợp tác cung cấp thông tin để tập đoàn triển khai thoái vốn, do đó việc thoái vốn “khó có khả năng thực hiện”.

Tại Công ty Cổ phần TCE Vina Denim và Công ty Cổ phần Bông Việt Nam, tập đoàn còn phải chờ Bộ Công Thương phê duyệt giá khởi điểm.

Tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Dịch vụ Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay việc thoái vốn của tập đoàn không thuộc đối tượng của Nghị định 91/2015 nên phải thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu theo các quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan. Thế nhưng rắc rối là Công ty Tư vân Xây dựng và Dịch vụ Đầu tư lại có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng, do vậy không đủ điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng.

Đối với việc thoái vốn tại Công y Cổ phần Dệt Vĩnh Phú, tập đoàn phải hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép chào bán chứng khoán ra công chúng; tại Công ty Cổ phần Len Việt Nam, phải định giá lại theo yêu cầu của Bộ Công Thương; tại Công ty TNHH Nguyên liệu Dệt may Việt Nam, phải lựa chọn thời điểm thuận lợi để triển khai thoái vốn hoặc giải thể doanh nghiệp.

Còn tại Công ty Cổ phần Dệt may Viễn thông Sài Gòn Vina, do đây là doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả/hoạt động cầm chừng nên tập đoàn rất khó có thể thu thập đủ tài liệu, lập hồ sơ xin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đấu giá công khai.

Nguy cơ không bảo toàn được vốn nhà nước

Ngày 11/10/2017, các khoản đầu tư tài chính của tập đoàn được đánh giá theo phương pháp vốn chủ hoặc theo giá thị trường chứng khoán, chênh lệch tăng thêm so với các khoản đầu tư được xác định tại thời điểm cổ phần hoá là 404,23 tỷ đồng.

Vinatex cũng cho biết, về thực chất, việc xác định giá trị các khoản đầu tư hoàn toàn trên giấy tờ là các báo cáo tài chính mà không có dòng tiền thực. Do đó, công ty mẹ tập đoàn không có dòng tiền phát sinh để nộp ngân sách.

Nếu bắt buộc phải nộp số tiền nêu trên về ngân sách nhà nước, công ty mẹ bắt buộc phải dùng vốn của chủ sở hữu để mua lại chính các khoản đầu tư hiện có và phải giải trình với các cổ đông bên ngoài”, Vinatex cho biết.

Đánh giá chung về việc thoái vốn hiện nay, Vinatex nhận định các khoản đầu tư phải thoái đều nằm tại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên khó tìm được nhà đầu tư quan tâm, nếu nhượng bán sẽ khó bảo toàn được vốn nhà nước hoặc không có nhà đầu tư đăng ký đấu giá.

Bên cạnh đó, hiện thuộc đối tượng của Nghị định 91, việc thoái vốn sẽ không được thực hiện theo các quy định của Quyết định 51 mà nay Vinatex đã trở thành công ty cổ phần nên không phải tuân theo các quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan.

Tuy nhiên, đa phần các khoản đầu tư này lại không đủ điều kiện để chào bán chứng khoán ra công chúng (do có lỗ phát sinh, vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng, không làm báo cáo kiểm toán…). Như vậy, sẽ không đảm bảo tính công khai, minh bạch theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền nếu chào hàng cạnh tranh hoặc bán theo thỏa thuận.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714594683 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714594683 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10