Nỗ lực kiểm soát giá cả: Ngành y tế có lấy lại được niềm tin?

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Y tế đang có những bước đi cần thiết trong công tác phòng bệnh “tham nhũng”, trục lợi từ đại dịch.

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 1): Phát súng lệnh vào "thành trì"

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, Bộ nhấn mạnh nội dung đề nghị các địa phương mạnh tay siết chặt nguồn cung, cũng như giá các kit xét nghiệm COVID-19 và máy đo nồng độ SpO2.

Bộ kit test

Bộ kit test nhanh COVID-19 nước bọt này hiện nay đang bán tăng với giá 90.000 đồng nhưng nhiều cửa hàng thuốc cũng hết hàng

Theo đánh giá của Bộ Y tế, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế như các bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu (SpO2)... tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung. Từ đó có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán trang thiết bị y tế bất hợp lý.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế để chủ động, tăng cường khả năng cung ứng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid COVID-19, đặc biệt đối với bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 và máy SpO2, không để khan hiếm nguồn cung.

Kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi lợi dụng dịch bệnh và tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bán các trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 gây bất ổn và rối loạn thị trường.

Thực tế, ngành y tế thời gian qua đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ dư luận sau những tiêu cực và đang thực hiện cuộc “đại phẫu”. Và với văn bản chỉ đạo nói trên, Bộ Y tế đang có những bước đi cần thiết trong công tác phòng bệnh “tham nhũng”, trục lợi từ đại dịch.

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 2): Lộ diện … phần chìm của tảng băng

Người dân chen nhau mua các loại thuốc phục vụ việc điều trị COVID-19.

Nhiều loại thuốc phục vụ điều trị COVID-19 đã "cháy hàng" suốt thời gian gần đây.

Nói như vậy bởi, đây không phải là lần đầu tiên các gian thương rục rịch có động thái đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá. Trong suốt hơn 2 năm chống dịch COVID-19, vào nhiều thời điểm người tiêu dùng đã phải điêu đứng vì giá các trang thiết bị y tế phòng dịch bị đẩy lên cao. Có thời điểm nước sát khuẩn, khẩu trang y tế... đã bị các gian thương “thổi giá” lên gấp tới 2-3 lần.

Chúng ta cũng chưa thể quên ngay vào đầu mùa dịch cách đây 2 năm, vụ một số đơn vị cung cấp các máy xét nghiệm COVID-19 - PCR đã thổi khống giá lên nhiều lần để trục lợi. Trong sự việc này, CDC Hà Nội đã được “điểm danh”.

Ngoài ra, cơ quan công an đã phát hiện 15 vụ sản xuất thiết bị y tế là hàng giả, hàng kém chất lượng, 98 cơ sở kinh doanh tăng giá bán thiết bị y tế, 50 trường hợp đầu cơ, găm hàng và hơn 100 vụ tàng trữ, vận chuyển trái phép không hóa đơn, chứng từ các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh.

Hoặc gần đây nhất là vụ việc của công ty Việt Á do ông Phan Quốc Việt chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc đã “úm ba la hoá phép” cho nguyên liệu đầu vào trong sản xuất kit xét nghiệm và được thổi giá cao vút tầng mây. Sau đó ông giám đốc công ty Việt Á này đã thông đồng với một số đơn vị CDC các địa phương ký kết các hợp đồng “ma thuật” mua bán (kit xét nghiệm COVID-19) và cùng nhau chung chi.

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 3): Kẽ hở từ “miếng bánh” đấu thầu

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài cuối): Trả giá vì quên lời thề y đức

Có thể thấy, trong khi cả hệ thống chính trị tất bật chống dịch COVID-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; trong khi nhiều người dân sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” với người nghèo bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19 và trong khi nhiều cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội, bác sĩ… hi sinh quyền lợi bản thân, lao lên tuyến đầu chống dịch để bảo vệ sức khỏe cho người dân, thì buồn thay vẫn có kẻ có tư tưởng lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Để xảy ra sự việc, sự vụ như trên, đối với đội ngũ nhân viên y tế dù chỉ là một ít người vi phạm nhưng “con sâu làm rầu nồi canh” làm uy tín của ngành y tế rất lớn. Đến nỗi, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa còn nhận xét rằng: “Đây là hành động tham ô rất trắng trợn, phi đạo đức, ăn không từ thứ gì của nhân dân. Không những vậy hành động này còn đang phá hoại công cuộc phòng chống dịch của đất nước ta”.

Có thể nói, dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, chúng ta đang bắt nhịp với cuộc sống bình thường mới để có thể thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.  Thế nên, việc tăng F0 ở các địa phương là khó tránh khỏi. Đó là lý do các địa phương phải có các phương án chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế một cách tốt nhất. 

Chính vì vậy, ngoài hành vi cố tình sự reo rắc mầm bệnh, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng, thì việc phòng chống tư tưởng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong điều kiện dịch bệnh càng phải được đẩy mạnh, góp phần lấy lại được niềm tin trong dư luận cho ngành y tế. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nỗ lực kiểm soát giá cả: Ngành y tế có lấy lại được niềm tin? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711659351 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711659351 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10