Nỗi lo bảo mật ngân hàng số

Diendandoanhnghiep.vn Để tránh phải đối mặt với những rủi ro liên quan tới an toàn dữ liệu ngân hàng số, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, các quy định liên quan đến bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân…

Đây là ý kiến của một số chuyên gia chia sẻ xung quanh vấn đề giải pháp bảo mật ngân hàng số hiện nay.

>>Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Cần có hành lang pháp lý cho ngân hàng số

hihihihi

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của các dịch vụ tài chính số, người tiêu dùng cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Ảnh minh họa

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng, quá trình chuyển đổi số đã và đang có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo là một trong những nền tảng để phát triển tài chính số.

Đánh giá về những kết quả đạt được của ngành ngân hàng trong lĩnh vực chuyển đổi số, ông Dũng cho biết, đến nay đã có nhiều ngân hàng có hơn 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số. Nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỉ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỉ lệ mà nhiều ngân hàng trong khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.

Có khoảng 74,63% người trưởng thành đã có tài khoản ngân hàng, 3,71 triệu tài khoản Mobile-Money đã được mở, trong đó hơn 70% được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa…”.

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cũng cho biết thêm: Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Hiện các ngân hàng, trung gian thanh toán được kết nối liên thông, với thời gian giao dịch tính bằng giây.

"Giá trị giao dịch qua ngân hàng trung bình lên tới 900.000 tỉ đồng (tương đương với hơn 40 tỉ USD) với khoảng hơn 8 triệu giao dịch/ngày. Đã có 68% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng với hơn 114 triệu tài khoản đã được mở tại các ngân hàng.

Thông qua chuyển đổi số, tỉ lệ chi phí, doanh thu của các ngân hàng đã giảm 30-40%, giúp tiết giảm đáng kể chi phí hoạt động" - ông Dũng nói.

Đơn cử như tại ngân hàng Quân đội (MB) mới đây triển khai phương thức thanh toán qua Google Pay và hứa hẹn điều này sẽ trở thành một cú hích lớn cho “cuộc cách mạng chuyển dịch” thanh toán không tiền mặt. Ngoài ra, MB còn có giải pháp thanh toán bằng mã VietQR trên App MBBank dành cho tiểu thương không chỉ giúp việc thanh toán nhanh chóng, mà còn giúp chủ cửa hàng theo dõi và quản lý đơn hàng tiện lợi, vay ứng vốn siêu nhanh…

Mới đây, Nam A Bank đã triển khai tính năng phát hành thẻ ATM có ngay tại hệ sinh thái ngân hàng số ONEBANK mà không cần mất thời gian đến quầy giao dịch.

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của các dịch vụ tài chính số, người tiêu dùng cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là liên quan tới quyền riêng tư và mất an toàn dữ liệu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của người tiêu dùng vào hệ thống tài chính và hoạt động đổi mới công nghệ.

>>Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Cần một cơ chế cảnh báo và can thiệp sớm

Đưa ra giải pháp an toàn bảo mật ngân hàng số hiện nay, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng, cho rằng: Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý, các quy định liên quan đến bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân. Quy định về việc cung ứng dịch vụ mới, hiện đại của các TCTD, tổ chức công nghệ tài chính, công ty bảo hiểm, công ty viễn thông. Quy định yêu cầu chuẩn hóa về cơ chế giải quyết khiếu nại, quyền của người tiêu dùng đối với hệ thống thông tin tín dụng.

Bên cạnh đó, bà Hiền cũng cho rằng, cần tiếp tục nâng cấp phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ chuyển đổi số đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Ứng dụng công nghệ để phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số tiện ích phục vụ người dân đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Đức Biên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La cho rằng, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý thì NHNH cũng cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính (cơ chế chia sẻ thông tin, cơ chế phối hợp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính…). Nghiên cứu, đổi mới các công cụ chính sách để tăng hiệu quả chính sách (như quy định thử nghiệm sandbox…)

“Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính cần xây dựng cơ chế tiếp nhận, quản lý và giải quyết khiếu nại và quy trình xử lý rủi ro trong trường hợp phát sinh sự cố, hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả… Phân tích và đánh giá những rủi ro hay khó khăn mà khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính số để thiết lập cơ chế an ninh bảo mật và tiếp nhận, xử lý khiếu nại phù hợp hơn”, luật sư Nguyễn Đức Biên nêu ý kiến.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nỗi lo bảo mật ngân hàng số tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711717092 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711717092 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10